Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công.Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy? Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sơ quan trọng để ta hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức. Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dânViệt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại. Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiên bản thân
Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công.Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy? Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sơ quan trọng để ta hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức. Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dânViệt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại. Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiên bản thân.
1. Mở đoạn
• Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
• Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác.
• Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác.
b. Phân tích, chứng minh
• Tại sao sống cần phải có lòng khiêm tốn?
o Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ.
o Khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý và bớt người ghanh ghét đi.
o Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang.
c. Bình luận, mở rộng
• Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới.
• Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.
• Lên án, phê phán lối sống kiêu căng, tự mãn.
d. Bài học nhận thức và hành động
• Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.
• Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường.
3. Kết đoạn
• Khẳng định lại vấn đề: Khiêm tốn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.