Văn bản ngữ văn 7

luffyx345

Viết đoạn văn nghị luận 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ " Uống nước nhớ nguồn "

Nguyễn Linh
31 tháng 12 2017 lúc 6:02

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.


Bình luận (0)
Đạt Trần
31 tháng 12 2017 lúc 13:33

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là ”Uống nước nhớ nguồn”.Vậy ”Uống nước nhớ nguồn” là gì? Uống nước là hưởng thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần của người khác. Nhớ nguồn là người hưởng thụ phải tri ân, gìn giữ và phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở mọi người sống có đạo lý, nhân nghĩa bởi cuộc đời cũng có những kẻ vô ơn “Qua cầu rút ván”, “Có mới nới cũ”, “Uống nước quên người đào giếng”. Nhớ ơn vốn là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thật vậy, trong gia đình con cái phải biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ được thể hiện qua các ngày giỗ, ngày lễ, thờ phụng, thăm viếng mồ mã ông bà, tổ tiên và yêu kính cha mẹ. Trong nhà trường, học sinh phải biết ơn thầy cô vì “Không thầy đố mày làm nên”, hàng năm có ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh thầy cô. Trong xã hội, thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước đã chiến đấu hi sinh, đổ bao mồ hôi nước mắt để bảo vệ, xây dựng đất nước như ngày nay, có phong trào đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng , bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Chúng ta cần có ý thức vun đắp, bảo vệ, góp phần xây dựng thành quả đạt được làm cho gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh.Tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo đánh giá con người. Sống và thực hiện theo đạo lý trên là biểu hiện lối sống nghĩa tình, vừa văn minh, văn hóa.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
31 tháng 12 2017 lúc 6:18

Từ xưa đến nay truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây luôn là nét văn hóa được gìn giữ và phát triển. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm, ghi nhớ công ơn và hướng về quá khứ là điều nên có. Chúng ta ngày càng phải phát huy truyền thống này để tạo sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ cũng như giữa mọi người với nhau.

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ mà cha ông ta đúc rút kinh nghiệm, nó có ý nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng biết ơn, tôn trọng những người đã có công lao tạo nên cuộc sống của mình hiện nay. Uống nước nhớ nguồn là đạo lý được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của mỗi người.

nghi-luan-xa-hoi-ve-uong-nuoc-nho-nguon
Nghị luận xã hội về truyền thống uống nước nhớ nguồn-Văn lớp 9
Biểu hiện của lòng thành kính, biết ơn, nhớ về nguồn cội rất phổ biến, ngay trong mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của bạn.

Đất nước chúng ta đã phải trải qua 4000 năm đô hộ của phương Bắc, bao nhiêu năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những mất mát, hi sinh và nhiều hậu quả sau chiến tranh vẫn còn nặng nề cho đến ngày hôm nay. Cha ông ta đã phải đánh đổi cả mạng sống, tuổi thanh xuân, những ước mơ còn dang dở để mang lại sự hòa bình thống nhất cho dân tộc. Công lao đó quá vĩ đại và cần được trân trọng. Những lớp người đi sau đang thừa hưởng công sức và xương máu đó. Chúng ta cần hướng về cội nguồn, hướng về những người đã khuất để tưởng nhớ, biết ơn với tấm lòng thành kính nhất. Dù họ đã về với đất mẹ nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong tâm trí của những người ở lại.



Hằng năm cứ vào dịp 27/7, đất nước ta đều tổ chức ngày lễ long trọng để tưởng nhớ công lao những người anh hùng đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập dân tộc và thăm hỏi, tặng quà những thương binh, gia đình có công với cách mạng. Đây là một biểu hiện của lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn mà nhân dân ta đã bảo tồn và gìn giữ.

Mỗi một người sinh ra đều có ba mẹ, họ là những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Ba mẹ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để mang đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho đứa con của họ. Sự hi sinh thầm lặng ấy những người con không bao giờ có thể trả hết. Nhưng chúng ta vẫn thể hiện lòng thành kính, biết ơn bằng cách học hành chăm chỉ, giúp đỡ những việc nhỏ. Sau này thành tài phụng dưỡng ba mẹ già, chăm lo cho ba mẹ những năm tháng cuối đời.

Cha ông ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng chính là sự thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người có công lao đối với mình.

Lòng biết ơn sẽ tạo nên tình cảm, mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Lòng biết ơn cần xuất phát từ trái tim của mình, như thế mới bày tỏ được lòng thành kính thiêng liêng nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những người không có lòng biết ơn đối với quá khứ, với người có công ơn sinh thành và nuôi dưỡng. Như thế chúng ta đang tự đẩy bản thân mình ra xa khỏi cuộc đời của họ. Những năm gần đây tình trạng con cái bỏ rơi cha mẹ lúc về già đang rất nhiều. Họ có quyền được chăm sóc và con cái có trách nhiệm phải phụng dưỡng họ. Nhưng trên các báo đài chúng ta vẫn đau lòng khi đọc những tin “Con cái bỏ rơi cha mẹ…”. Thực trạng này thật đáng buồn và đang lên án.

Khi sống không biết nhớ về cội nguồn, không có tấm lòng biết ơn thì cuộc sống chúng ta chẳng có ý nghĩa gì. Những gì chúng ta hưởng thụ ngày hôm nay có máu và nước mắt của những người đi trước.

Đối với thế hệ trẻ thì tinh thần và truyền thống này cần phải phát huy để họ ý thức được điều mình nên làm như thế nào. Phát động các phong trào tưởng nhớ anh hùng liệt sỹ, thăm hỏi các gia đình liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn…Đó là những hành động thiết thực nhất.

Như vậy đạo lý uống nước nhớ nguồn là đạo lý tạo nên nét bản sắc của dân tộc Việt Nam. Vì thế chúng ta hãy không ngừng mở rộng trái tim, sống biết ơn quá khứ, biết ơn những người có ảnh hưởng đến bản thân mình.

Bình luận (0)
Ami Ngọc
6 tháng 6 2018 lúc 7:52

Ca dao tục ngữ là một kho sách phong phú và sâu sắc của dân tộc Việt Nam . Đó là những lời khuyên dăn, dạy bảo, là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đối nhân sử thế mà cha anh muốn gửi gắm đến thế mai sau. Trong đó đạo lý làm người được nhắc đến nhiều hơn cả và một trong những câu tục ngữ thể hiện rõ nét điều đó chính là câu: Uống nước nhớ nguồn. Câu tục ngữ dạy chúng ta phải biết ơn đến những ai đã mang đến cho chúng ta thành quả mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý rất dễ hiểu đối với những người con sinh ra trên nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Chúng ta có thể hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ trên rằng không có nước thì cây cối không thể sinh sôi phát triển, không có nước không thể cày cấy, thu trái ngọt hoa thơm. Không có nước thì con người ta không thể nấu nướng và tồn tại, vì vậy nước là “trái ngọt” mà thiên nhiên ban tặng cho ngon người. Khi chúng ta hiểu được điều đó, hưởng thụ những điều đó thì chúng ta cần nhớ đến nơi sinh ra nước đó chính là “nguồn”.
Vậy thì “uống nước” chính là hình tượng dùng để ám chỉ việc hưởng thụ thành quả còn “nhớ nguồn” chính là việc tri ân, nhớ ơn đến những đã giúp đỡ chúng ta được hưởng những thành quả đó.
Con người ta sinh ra có tổ tông, như cây có cội như sông có nguồn. Không có thành quả nào tự nhiên có cho chúng ta để hưởng thụ. Mà đó là kết quả lao động, là máu, xương, thịt của những thế hệ cha anh. Vì vậy, khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào thì chúng ta cần phải nhớ về nguồn cội, về những người đã cống hiến vì thành quả chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, việc đền ơn báo đáp là việc mà chúng ta nên làm và phải làm.
Điều đầu tiên để thể hiện tấm lòng nhớ về nguồn cuội của mình đó chính là thực hiện ngay trong cách hành sử, cử chỉ trong cuộc sống hàng ngày. Đó là việc nhớ ơn đến những người gần gũi thân yêu với bạn ngay từ khi bạn cất tiếng khóc chào đời đó là: Cha mẹ, ông bà…đó là những người đã dành hết cả cuộc đời để hi sinh cho bạn vun đắp tương lại và những thành công cho bạn ngày hôm nay. Vì vậy, bạn cần phải yêu thương, nhớ ơn đến các đấng sinh thành
Rồi đó chính là, những người thấy, người cô đã dạy cho bạn con chữ đã rèn rũa bạn từ những viên ngọc thô ráp thành những viên ngọc sáng bóng. Là người đã mang đến cho bạn những kiến thức quý giá để bạn có thể đương đầu và vượt qua mọi thử thách khó khăn của cuộc đời.
Và suy rộng ra đối với một dân tộc có 4000 năm dựng nước và giữ nước như dân tộc Việt Nam. Thì việc nhớ ơn đến cuội nguồn là điều không thể quên. Chúng ta có 1000 năm bắc thuộc, bao nhiêu năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì vậy, nên hòa bình, tự do hành phúc mà chúng ta đã và đang hưởng ngày hôm nay chính là tuổi thanh xuân là tính mạng của các thế hệ cha anh. Dù chiến tranh đã lùi xa những con người vĩ đại đó đã về với đất Mẹ thân yêu. Nhưng những người đang hưởng thành quả ngày hôm nay chúng ta vẫn cần phải biết ơn và hướng về họ với những tấm lòng thành kính nhất.
Nhắm nhớ ơn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đảng và nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày thương binh liệt sỹ. Ngày mà cả dân tộc ta cúi đầu nhớ về những người con đã ngã xuống vì dân tộc. Và chúng ta chũng đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương bình liệt sỹ nhắm giúp họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống cũng như thể hiện, duy trì truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống này còn được thể hiện đơn sơ ở những nén hương thơm trên bàn thơ tổ tiên. Ở những ngày cũng giỗ ông bà, ở việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp ngày tết Nguyên Dán, ngày tảo mộ.
Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau qua nhiều thế hệ. Từ đó những đạo lý tốt đẹp sẽ được gìn giữ muôn đời và tạo nên sức mạnh của dân tộc. Ngược lại nếu chúng ta không biết ơn ghi nhớ thì chúng ta sẽ chỉ là những kẻ vong ân bội nghĩa, các đức tính tốt đẹp và thành công chúng ta có được sẽ chẳng có nghĩa lý gì trong cuộc sống này .Ngày nay, khi trước một xã hội mở với nhiều thói hư tật xấu xâm nhập chúng ta đau lòng trước những tin như con bỏ rơi mẹ, con giết mẹ, cô gái ngồi lên bia mộ chụp ảnh… thì việc gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn lại càng cần được bảo tồn và phát huy.
Với những hình ảnh đơn sơ mộc mạc các thế hệ cha anh đã dạy chúng ta đạo lý làm người thật sâu sắc và ý nghĩa. Những đạo lý này đã được ươm mầm trong mỗi tâm hồn người Việt qua những câu hát ru của mẹ của bà, và chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó để nó trưởng thành và mãnh mẽ hơn trong con người ta.

Bình luận (0)
Cô bé bọ cạp
8 tháng 6 2018 lúc 10:06

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MEME GOD
Xem chi tiết
KrustYêuSửViệt❤️ᴥ❤️
Xem chi tiết
Benio Adashino
Xem chi tiết
Việt Mai Quý
Xem chi tiết
Tử Đằng
Xem chi tiết
Yến Nhii
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vy
Xem chi tiết
My Lai
Xem chi tiết
thangcanbasucvat
Xem chi tiết