Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quốc Lộc

Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu chứng minh ý nghĩa, công dụng của văn chương?

Hà Trần
18 tháng 3 2017 lúc 11:17

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy. Văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đòi. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ... của nhân vật, văn chương gây ra cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mồi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc nhũng bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”... Nhò' đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với nhừng biếu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chang những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hon, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhò' vậy, chúng ta cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hon những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc nhũng bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vòi đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.

Linh Phương
18 tháng 3 2017 lúc 13:20

NGười ta thường nói muốn văn hay thì phải viết trên cảm xúc của mình. Mà muốn có cảm xúc hay thì phải lấy cảm xúc từ cuộc sống đời thường.Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Thảo Phương
18 tháng 3 2017 lúc 19:21
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Đây chính là chức năng giáo dục của văn chương. Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.Đặc điểm của văn chương là nâng con người vượt lên trên những lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn chương, người đọc sẽ cùng sống, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân vật. Những giờ phút đến với văn chương, tâm hồn ta thanh thản biết bao! Có thể nói văn chương đã đem đến cho con người niềm vui lớn lao và một đời sống tinh thần phong phú.Văn chương thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của con người bằng vẻ đẹp của ngôn từ, vần điệu, bằng kết cấu khéo léo của cốt truyện… nhưng trước hết nó làm rung động tâm hồn người đọc bằng hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm. Những hình tượng điển hình như ,Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Huấn Cao, chị Dậu, Chí Phèo… có sức sống muôn đời bởi đó chính là hiện thân đầy đủ nhất, khái quát nhất của vui buồn, sướng khổ trong cuộc sống con người.Văn chương còn dạy cho ta bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Văn chương giúp ta nâng cao kiến thức, mở rộng tâm hồn. Vì vậy, văn chương vừa là người bạn thân thiết vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta trên đường đời.Văn chương như có phép màu kì diệu làm cho những thứ bình thường trong cuộc sống bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường

Các câu hỏi tương tự
Nhà phân phối ĐTDĐ GIA P...
Xem chi tiết
NLPT-TT52 LOP
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
phùng thị khánh hợp
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Xin giấu tên
Xem chi tiết
do lyna
Xem chi tiết
Bùi Anh Thư
Xem chi tiết