Tham Khảo
- Phép so sánh:
+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.
+) Mẹ - ngọn gió:Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.
* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.
Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn, hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình. Mẹ đã phải thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thuở vừa lọt lòng. Những đêm mẹ thức trắng làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon, mặc đẹp. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời, tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi; và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét. Mẹ đã hi sinh tất cả vì các con của mình. Mẹ ơi, con yêu mẹ biết bao!
Tác dụng : giúp thể hiện được tình cảm biết ơn, hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình. Mẹ đã phải thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thưở vừa lọt lòng. Những đêm mẹ thức trắng để làm việc kiếm tiền nuôi con được ăn học. Mẹ chăm lo cho con đến từng miếng ăn giấc ngủ.
Người con được ngủ ngon đều nhờ người mẹ.
Trong khổ thơ trên tác giả đã rất thành công khi sử dụng biện pháp tư từ so sánh để diễn tả tình yêu của người mẹ dành cho con .Tác giả đã lấy hình ảnh ''Những ngôi sao thức'' đếo sánh với '' mẹ thức'' để nói lên rằng những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. Không chỉ vậy, tác giả còn so sánh '' Mẹ'' với '' ngọn gió'' để giúp người đọc hình dung được mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.Chính phép tu từ này đã góp phần làm nên thành công cho bài thơ .
Đoạn thơ trên đã sử dụng phép tu từ so sánh ko ngang bằng “ Những ngôi sao” với “mẹ” . Từ “chẳng bằng” thể hiện sự chênh lệch to lớn giữa “mẹ” và “sao”. So sánh như vậy cho ta thấy dù những ngôi sao ngày ngày thức trên bầu trời cũng không thể nào bằng mẹ đã quan tâm, lo lắng, hy sinh thầm lặng vì con. Tác giả còn sử dụng phép tu từ so sánh : “ Mẹ” với “Ngọn gió” . “ Ngọn gió” luôn làm mát mẻ cho vạn vật, làm sảng khoái. Nhưng ta càng hạnh phúc biết bao khi có riêng một “ngọn gió” là mẹ. So sánh như vậy cho ta thấy mẹ là nơi mát mẻ, bình yên nhất. Dù cuộc đời kia có chông gai ra sao thì mẹ vẫn theo con đến suốt đời. Tác giả hẳn phải là người yêu mẹ lắm mới có những cảm nhận thân thương đến thế !
- Phép so sánh:
+) Những ngôi sao thức - mẹ thức:Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng.
+) Mẹ - ngọn gió:Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.
* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.