Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Anh Thư

viết đoạn văn khoảng 10 câu , nêu cảm nhaamnj của e về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây . Trong đoanh văn có sử dụng câu rút gọn hoặc câu đặc biệt ( gạch chân và ghi thích rõ )

Nguyễn Thị Ngọc Trâm
20 tháng 2 2020 lúc 9:34

Đã từ lâu, dân tộc Việt Nam ta luôn có truyền thống trọng tình trọng nghĩa, ơn nghĩa trước sau. Để răn dạy con cháu mình ghi nhớ và làm theo truyền thống đâoj lí tốt đẹp này, nhân dân ta có câu " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ". Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học vô cùng sâu sắc về lối sống ân nghĩa thủy chung ở đời. Thông thường, khi chúng ta được ăn một loại hoa quả ngon lành nào đấy, chúng ta phải nhớ tới công ơn của người đã trồng ra cây cho chúng ta hái quả . Từ hình ảnh này, ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu phỉa biết nhớ tới công ơn của những người đã giúp đỡ mình trong lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn , đồng thời phải có thái độ sống có trước, có sau, phải đền đáp công ơn của những người đó trong điều kiện mà bản thân có thể. Lấy một ví dụ nhỏ về việc này mà ta dễ dàng nhìn thấy, đó là công ơn sinh thành và dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Cha mẹ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ sinh con ra và mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Thấu hiểu điều này, phận làm con cần ghi nhớ công ơn và yêu thương, quý trọng cha mẹ . Hay một trường hợp khác là những thày cô giáo đã không quản ngại rừng núi xa xôi để về bản dạy con chữ cho học sinh. Họ đã phải hi sinh rất nhiều từ tuổi trẻ, điều kiện sống cho đến phải xa rời gia đình để cống hiến cho nền giáo dục của nước nhà. Không chỉ các em học sinh biết ơn những thày cô ấy mà ngay cả phụ huynh của các em cũng cần phải thấu hiểu và trân trọng tình cảm của các thày cô giáo nhiều hơn. Đôi khi cái giá của một sự hi sinh chỉ là niềm vui mà người khác nhận được. Hiểu được điều này, mỗi chúng ta hãy trân trọng và biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Đó cũng là cách để thể hiện thái độ sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
20 tháng 2 2020 lúc 9:35

Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hệ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.Hiểu được ý nghĩa giá trị của câu tục ngữ, ta càng tự hào với những gì mà mình đang có hôm nay. Từ đó, ta càng phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nhưng thành quả ấy, không những cho hôm nay mà cho cả mai sau như lời Bác Hồ đã ân cần dặn dò khi đứng trước Đền Hùng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
20 tháng 2 2020 lúc 9:36

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Yến Nhii
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Minh Trần Kim
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
đức hải lê
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vy
Xem chi tiết