Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 42
Điểm GP 5
Điểm SP 21

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

4. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

Câu trả lời:

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.

Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

Câu trả lời:

Mỗi người chúng ta ai cũng cần được yêu thương bởi lẽ tình yêu thương khiến cho con người ta trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta và làm cho ta vơi đi sự cô đơn. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, ba văn bản “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “Những câu hát về tình cảm gia đình” đã để lại cho tôi những suy nghĩ sâu sắc về tình yêu thương.

Có khi nào bạn tự hỏi mình rằng: “Tình yêu thương là gì?” Một câu hỏi thật thú vị phải không nào? Đối với tôi, tình yêu thương là một thứ không thể cân, đo, đong, đếm được. Đó là một thứ vô cùng trừu tượng, nó là một sự chia sẻ xuất phát từ trái tim và sự đồng cảm của con người với nhau. Trong số tình cảm đáng quý trọng thì tình cảm gia đình là tình cảm đáng quý trọng nhất, chính ba văn bản đã thể hiện điều đó.

Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là một tình cảm vô cùng lớn lao. Cha mẹ là những người sinh ra chúng ta, cho ta hình hài và nuôi lớn chúng ta. Công lao dưỡng dục của cha mẹ rất to lớn, mãi mãi không cùng, không gì có thể sánh được với tình yêu thương lớn lao đó. Cha mẹ luôn sẵn sàng hi sinh tất cả để cho chúng ta – những đứa con của cha mẹ được hạnh phúc, phải kể đến nhiều nhất là sự hi sinh to lớn của người mẹ. Người mẹ của En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” là một người vô cùng yêu thương con của mình, bà dành hết tất cả tình yêu thương cho con, quên mình vì con. “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ có thể sẽ mất con!... Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...” Trước một người mẹ hết mực yêu thương con như vậy mà En-ri-cô đã xúc phạm, hỗn láo với mẹ. Đó quả thực là một nhát dao đâm vào tim người mẹ sẵn sàng yêu thương, sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng tha thứ cho con của mình. Nhưng tôi tin chắc rằng En-ri-cô sau khi đọc xong bức thư của bố sẽ rất hối hận và đau khổ trước sự hỗn láo với mẹ, cậu sẽ cố gắng làm tất cả mọi thứ để cầu xin sự tha thứ của mẹ và chắc chắn mẹ cậu sẽ tha thứ trước sự chân thành hối lỗi của En-ri-cô. Tình cảm của cha mẹ quả là rất lớn lao như câu hát:

“ Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

“Công” ở đây là công lao, công tình, công ơn; “nghĩa” là nghĩa tình, ơn nghĩa. Theo quan niệm dân gian, công cha là công sinh thành, nghĩa mẹ là nghĩa nuôi dưỡng. Nói đến công cha là nói đến công xây dựng gia đình nghiêng về phương diện vật chất. Nói đến “nghĩa mẹ’ là nói đến sự chăm sóc , hướng dẫn con cái nghiêng vè phương diện tình cảm. Công cha được so sánh với núi ngất trời, nghĩa mẹ được tác giả so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Hình ảnh núi cao, biển rộng mênh mông là những hình ảnh thiên nhiên cao lớn, hùng vĩ và vĩnh cửu nói về công lao của cha mẹ to lớn như trời biển, không thể nào đo, đếm được. Cha mẹ đã rất khó nhọc, vất vả nhiều bề “sinh-cúc-phủ-súc-trưởng-dục-cố-phục-phúc” để nuôi chúng ta khôn lớn trưởng thành. Chính vì vậy mà chúng ta phải tạc ghi vào lòng, phải luôn luôn làm tròn đạo hiếu: luôn phải ghi nhớ và biết ơn công lao của đấng sinh thành. Đó là tình cảm thiêng liêng nhất.

Trong gia đình, ngoài tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng ra thì tình cảm của anh em cũng vô cùng đáng quí trọng. “Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng lên con Vệ Sĩ:

- Em để nó ở lại, giọng em ráo hoảnh, anh phải hứa với em không bào giờ để nó ngồi cách xa nhau . Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

- Anh xin hứa.

Tôi méo máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường, và phóng đi mất hút.”

Tôi đã khóc khi đọc câu chuyện này - “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Một câu chuyện vô cùng xúc động về tình cảm anh em giữa hai đứa trẻ bất hạnh. Hai anh em Thành và Thủy luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho nhau. Tưởng chừng như tình cảm của họ mãi mãi gắn bó nhưng họ lại phải chia tay nhau vì bố mẹ của Thành và Thủy chia tay nhau. Nhưng dù hai anh em có xa cách nhau, có thể sẽ mãi mãi không giờ gặp lại nữa thì “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, tình cảm của họ vẫn luôn thắm thiết, thân thương như thuở ban đầu. Thành là một người anh trai luôn yêu quý, quan tâm và gần gũi em gái của mình. Thủy là một người em gái ngoan ngoãn, khéo léo, quan tâm và yêu thương anh mình. Lúc chia tay, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em, Thủy cũng nhường hết đồ chơi cho anh, điều đó cũng có thể cho thấy được tình cảm anh em gắn bó tới nhường nào. Đến khi chia búp bê thấy anh tách hai con búp bê ra thì Thủy chu chéo lên, giận dữ do những mâu thuẫn trong lòng Thủy lúc này: Thủy muốn có búp nhưng lại thương chúng phải xa nhau, nếu Thủy nhường hết cho anh thì Thủy lại nhớ còn nếu Thủy lấy hết thì lại thương anh không có ai để canh gác giấc ngủ. Điều đó càng thể hiện Thủy là một người giàu đức hi sinh và vô cùng yêu thương anh của mình. Câu chuyện quả là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Tình nghĩa anh em cũng được thể hiện một cách khá cụ thể trong câu hát:

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuân hai thân vui vầy”

Anh em trong gia đình không phải là người xa lạ mà là cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà và có quan hệ máu mủ, ruột thịt với nhau. Anh và em được ví như chân với tay liền một cơ thể, hỗ trợ cho nhau như tình anh em máu mủ không thể chia cắt, sướng khổ có nhau, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Anh em hòa thuận, nương tựa vào nhau để cho cha mẹ vui lòng cũng chính là một cách báo hiếu đối với cha mẹ.

“Dù là Vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất.” Câu nói này của nhà văn người Đức Goethe quả là không sai. Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện chúng ta thành những con nghười dũng cảm thì tiếng gọi tha thiết của gia đình vẫn luôn giúp ta cảm thấy được yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Khi ta sống trong mái ấm của gia đình, ta cảm thấy trái tim mình ấm áp vì được yêu thương và chở che. Thật cay đắng nghĩ về những lúc làm cho cha mẹ đau lòng…Chính những lúc ấy tôi mới nhận ra rằng: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”

Tôi đang được sống trong một gia đình hạnh phúc, được mọi người yêu thương. Tôi biết tôi phải giữ gìn và trân trọng cái tổ ấm mà hện giờ tôi đang có. Tôi cũng cảm thấy rất tiếc cho En-ri-cô khi đã làm mẹ đau lòng nhưng tôi tin chắc rằng mẹ của En-ri-cô cũng sẽ tha thứ cho cậu giống như mẹ luôn tha thứ cho tôi khi tôi hối hận và sửa lỗi. Nhưng cũng thật bất hạnh thay cho những ai không được sống trong tình yêu thương của gia đình như hai anh em Thành và Thủy. Tôi mong rằng mọi người chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn hạnh phúc gia đình để nhưng cuộc chia tay đáng tiếc như Thành và Thủy sẽ không lặp lại nữa để ai cũng được sống trong tình yêu thương của mọi người.

Cùng với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, 3 văn bản “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “Những câu hát về tình cảm gia đình” đã khiến cho người đọc phải suy ngẫm lại về một tình yêu thương giản đơn mà ấm áp lòng người. Tình yêu thương của mọi người trong gia đình đã nuôi dưỡng tậm hồn ta, dạy cho ta cách yêu thương chân thành. Đúng như J.H Payne đã nói:

“Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái gia đình.”

Câu trả lời:

A. Lập Dàn Ý

1. Mở bài

- Tục ngữ là lời khuyên dạy của cha ông ta từ xưa

- Trong đó có câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim" khuyên ta phải biết bền chí bền lòng thì mới thực hiện được mục đích, nguyện vọng của mình.

2. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:

+ "Sắt": Vốn là những vật to lớn, bề ngoài sần sùi, không sáng bóng,đẹp đẽ, lại vô cùng cứng rắn.

+ "Kim": Chỉ những vật vô cùng nhỏ bé, nhẵn nhụi, bề mặt sáng,hữu dụng trong cuộc sống như dùng để may vá quần áo.

+ "Có công mài sắt, có ngày nên kim": Tức là có quyết tâm, kiên nhẫn, miệt mài, ngày qua ngày mài mòn thanh sắt lớn để tạo nên thành quả là chiếc kim bé nhỏ, đẹp đẽ được tôi rèn từ một thanh sắt lớn, xấu xí.

- Nghĩa bóng:

+ "Sắt": Tức là khó khăn, những thử thách trên con đường đạt tới mơ ước và những điều mình mong muốn. Nó cũng là những công việc nhỏ cần thiết để góp phần tạo nên thành quả xứng đáng.

+ "Kim": Tức là thành quả sau một quá trình kiên trì, nhẫn nại thực hiện mọi thử thách và khó khăn. Nó cũng là ý nghĩa của sự luyện tập, của lòng quyết tâm bền bỉ.

+ " Có công mài sắt, có ngày nên kim": Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần có lòng kiên trì cũng như sự quyết tâm để thực hiện. Có sự kiên trì thì dù là việc gì cũng có thể đạt được thành công như mong muốn.

- Dẫn chứng:

+ Edison sáng tạp ra bóng đèn điện với hơn hai nghìn lần thử nghiệm.

+ Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự cố gắng, kiền trì để tạo nên thành công. Người đã bôn ba gần nửa đời người ở nơi xứ người, mong tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, cũng như quyết tâm sắt đá, Người đã tìm ra phương hướng, ra con đường đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, trở thành một đất nước độc lập.

+ Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy giờ đây là một giảng viên đứng trên bục giảng. Nhưng để thực hiện được điều đó, thầy đã phải quyết tâm rèn luyện đôi chân mình để đôi chân có thể thay thế đôi tay học được những con chữ.

- Liên hệ thực tế:

+ Những bạn học sinh biết quyết tâm vươn lên, biết kiên trì học hỏi thường trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi.

+ Mỗi người trong xã hội phải luôn có được sự quyết tâm, kiên trì trong học tập, công việc thì mới đạt được thành quả xứng đáng. Nếu không có được sự bền lòng, vững chí, dễ nản lòng thì làm việc gì cũng khó khăn. Như Bác Hồ đã dạy " Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp bể/ Có chí ắt làm nên".

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Cần làm gì để xứng đáng với lời dạy của cha ông ta

. Ngày xưa có một cậu bé bắt gặp một bà cụ đang ngồi mài một thanh sắt bên bờ sông. Cậu bé liền hỏi bà mài thanh sắt lớn thế kia để làm gì. Bà cụ liền mỉm cười trả lời rằng bà đang mài thanh sắt này thành một chiếc kim để may vá. Đây có lẽ chính là khởi nguồn của câu tục ngữ " Có công mài sắt, có ngày nên kim" mà ông cha ta để lại. Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải có lòng kiên trì, bền chí để thực hiện quyết tâm của mình.

Tục ngữ vốn là kho tàng những lời khuyên dạy bổ ích mà ông cha ta để lại cho thế hệ con cháu. Mỗi câu tục ngữ chính là mỗi là khuyên răn để con cháu noi theo và tu dưỡng. Trong kho tàng đó, ta không thể không quen thuộc với các câu tục ngữ như "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", hay " Ăn cây nào rào cây nấy", ... Nhưng nói về sự quyết tâm, lòng kiên trì thì ông cha ta thường khuyên chúng ta rằng: "Có công mài sắt có ngày nên kim".

Tại sao cha ông ta lại sử dụng hai hình ảnh "sắt", "kim" để làm hình ảnh ẩn dụ, hàm ý cho con cháu mình? Bởi vì "sắt" thường là những thanh sắt lớn dài, bề ngoài sần sùi, xấu xí và lại vô cùng cứng rắn. Còn "kim" lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng, nhẵn nhụi, dùng để may vá quần áo. Người ta thường ví von "Mò kim đáy bể" để nói lên một sự vật sự việc không bao giờ có thể tìm thấy được. Chính vì vậy, ông cha ta mới dùng hình ảnh chiếc kim nhỏ bế kia đối lập với hình ảnh khối sắt to lớn. Để mài ra chiếc kim bé tẹo kia từ một khối sắt, thanh sắt dài thì mất bao nhiêu thời gian cơ chứ? Thật khiến cho người khác nản lòng và nói không bao giờ có thể thực hiện được. Thế nhưng, nếu chúng ta biết cố gắng, biết nỗ lực kiên trì, thì chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ mài được chiếc kim nhỏ bé, sáng đẹp từ một khối sắt xấu xí.

Qua hình ảnh sắt và kim, ông bà ta muốn gửi gắm tới thế hệ con cháu mình những lời khuyên răn tốt đẹp. "Sắt" chính những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc, học tập mà chúng ta gặp phải trên con đường thực hiện lý tưởng, cũng như mơ ước nguyện vọng của mình. Còn "kim" chính là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình cần đạt tới, mong muốn đạt tới trong cuộc sống. "Có công mài sắt có ngày nên kim" muốn khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng như lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện

Mỗi chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng điều nên đặt vào trong đó sự kiên trì và lòng quyết tâm thực hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì đó thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Đó là hàm ý mà ông bà ta muốn khuyên chúng ta qua câu tục ngữ trên. Nếu biết cố gắng, có sự bền bỉ ý chí thì nhất định thành công nào cũng sẽ đến với mỗi chúng ta. Trong cuộc sống, có rất nhiều khó khăn và thử thách cần chúng ta phải vượt qua, nếu không có ý chí để vượt qua thì ta không thể thành công. Hơn nữa, dù gặp thất bại hay thử thách, ta cũng cần có lòng quyết tâm thực hiện lại, chắc chắn cuối cũng chúng ta sẽ có được thành quả như ý.

Từ xưa tới nay, chúng ta đã biết tới bao con người đã dùng ý chí và lòng kiên trì của mình để tạo nên thành công. Chúng ta biết tới bóng đèn điện với dây tóc bóng đèn từ sợi Vonfram giúp thắp sáng. Nhưng các bạn có biết để có được thành quả đó, Thomas Edison đã mất hơn hai nghìn lần thử qua thử lại với các vật liệu khác nhau với tìm ra được sợi dây đốt tốt nhất. Thế mới hiểu, để có được thành công, để làm được ước nguyện của mình, Edison đã phải trải qua bao khó khăn tới nhường nào? Hai nghìn lần với bạn, bạn có dám thử làm hay không? Bạn biết tới Hồ Chí Minh, người vĩ nhân vĩ đại nhất của Việt Nam, người đã tìm ra con đường cứu nước, giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ. Nhưng bạn có biết, để tìm ra chân lý sáng tỏ đời mình cũng như phương hướng giúp dân tộc, Người đã phải bôn ba nửa đời người ở nơi xứ người, làm lao công quét dọn tuyết, mọi công việc cực khổ. Nếu không có ý chí, lòng kiên trì, mong ước khát khao cháy bỏng, lòng quyết tâm sắt đá, bạn nghĩ liệu Người có thể trở thành một vĩ nhân cao lớn tới nhường ấy không? Hay chúng ta cũng biết tới người thầy giáo khuyết tật Nguyễn Ngọc Ký. Hiện thầy đang là giảng viên của một trường học. Nhưng có mấy ai biết tới một Nguyễn Ngọc Ký kiên cường dùng bàn chân thay thế bàn tay học lấy những con chữ. Khó khăn và thử thách đã được thầy vượt qua để tới nay trở thành một người khiến bao người khâm phục. Nếu không có lòng kiên trì, bền bỉ ý chí sắt đá nung nấu, liệu thầy có làm nên được kì tích khiến bao người phải khâm phục hay không?

Biết bao tấm gương trong cuộc sống mà chúng ta chứng kiến đều minh chứng cho câu tục ngữ của cha ông " Có công mài sắt có ngày nên kim" là vô cùng đúng đắn. Ngày nay, bao thế hệ học sinh vẫn đang miệt mài, kiên trì, dùng quyết tâm của mình cố gắng hàng ngày hàng giờ để trở thành một học sinh ngoan giỏi để có thể cống hiến cho đất nước. Mỗi chúng ta đều phải thấm nhuần lời khuyên của cha ông ta. Bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn đang chờ ta bước tới, hãy luôn kiên tâm, bền bỉ thì nhất định chúng ta sẽ được hưởng thành quả mà chúng ta mong đợi như Hồ Chí Minh cũng đã viết:

" Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp bể

Quyết chí ắt làm nên"

Lời khuyên của cha ông ta "Có công mài sắt có ngày nên kim" mãi thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi người. Phải luôn biết bền chí bền lòng, giữ vững lý tưởng thì nhất định chúng ta sẽ có được thành công như mong muốn. Là một người học sinh, chúng ta hãy biết phấn đấu học hành, chăm ngoan, quyết tâm, kiên trì bền bỉ, chúng ta nhất định sẽ trở thành những con người tài giỏi giúp ích cho đất nước mai sau.

Câu trả lời:

Những câu tục ngữ có vai trò to lớn đối với con người, đặc biệt là những kinh nghiệm về lao động sản xuất, "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống" là một câu tục ngữ như thế. Câu tục ngữ đã thể hiện kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta từ xa xưa.Trong câu tục ngữ, ông cha ta đã nhấn mạnh đến các yếu tố quan trọng thiết yếu trong quá trình canh tác nói chung và nghề trồng lúa nước nói riêng, đồng thời đề cập tới mức độ cần thiết của từng yếu tố.Trước hết đó là vai trò của nước trong quá trình sản xuất. Nước là một thành phần không thể thiếu đối với cây trồng, nó là thành phần chính và tham gia vào tất cả mọi qua trình cũng như hoạt động sống của cây. Nếu thiếu nước cây sẽ không thể phát triển, thậm chí có thể chết. Tiếp theo đó là phân bón, phân bón là nguồn thức ăn và dinh dưỡng cần thiết cho cây, nuôi dưỡng cây sinh trưởng và phát triển.Ở mỗi giai đoạn cây cần có những loại phân bón và liều lượng khác nhau, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.Đất có thể không cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển nên phải cần đến phân để hỗ trợ quá trình đó của cây. Ở vị trí thứ ba là vai trò của con người, sự cần cù chăm chỉ của con người cũng là yếu tố quyết định đến nông nghiệp. Nếu con người chăm chỉ tưới nước, bón phân thì cây mới có thể lớn khỏe, cho năng suất. Ở vị trí thứ ba là vai trò của con người, sự cần cù chăm chỉ của con người cũng là yếu tố quyết định đến nông nghiệp. Sự cần cù cần có cả về lao động chân tay và trí óc. Cuối cùng là vai trò của giống cây. Nguồn giống và chất lượng giống ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng, cần có loại giống thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương thì công chăm bón, cần cù mới phat huy tác dụng. Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã khẳng định rõ vai trò của bốn yếu tố nước, phân bón, sự chăm chỉ của con người và giống cây trong quá trình sản xuất nông nghiệp và vẫn còn giá trị đến bây giờ.