Ở khổ cuối cùng, nhà thơ đọng lại một thời điểm:
Năm nay đào lại nở…
Đó là hiện tại, tất nhiên chỉ là một hiện tại giả thuyết cho nhà thơ (và bạn đọc). Sự xác định này giống như một cánh cửa khép lại đối với họ mà thôi. Còn với cuộc đời, guồng quay của nó bất tận (đào lại nở…). Ý niệm về sự tuần hoàn của nó vẫn được gợi lên qua hình ảnh của bông hoa, biểu tượng cho sự tái sinh vĩnh viễn. Ngoài ra, ý niệm ấy còn được biểu hiện qua việc gần như lặp lại toàn bộ câu đầu bài thơ, với một vài nét biến thái nhỏ (“Mỗi năm hoa đào nở… Năm nay đào lại nở…”).Nghệ thuật trùng điệp – ở bài thơ hay — không bao giờ hoàn toàn là sự lặp lại. Khổ thơ cuối cùng vẫn đặt song song hai hình ảnh từng được chú ý rọi sáng từ đầu bài: “hoa đào” bên cạnh “ông đồ”. Tuy nhiên, ở đây, chỉ có sự chuyển hóa của một hình ảnh ngày càng mở rộng, mơ hồ, khó nắm bắt:Điều mà tôi muốn nói thêm đó chỉ là: ngay trong bài thơ này, Vũ Đình Liên trước sau vẫn là người si mê Bô-đơ-le. Điều đó không hiện lên bề nổi của câu chữ (như đặt một câu hỏi theo kiểu Phrăng-xoa Vi-lông: “Nhưng đâu rồi những áng tuyết xưa?” hoặc điệp lại gương mặt hoa đào của Thôi Hộ (Nguyễn Du). Nó nằm ở bè trầm, nhưng lan tỏa trong toàn bộ nhạc điệu bài Ông đồ: đó là âm hưởng về sự đơn côi của con người trong những đô thị hiện đại. Nói rộng ra, âm hưởng này ám ảnh những nhà thơ lớn của Pháp cuối thế kỉ XIX, kể cả Ranh-bô, Véc-lanh. Cảm hứng của Bô-đơ-le trong bài Chim thiên nga cũng được gợi lên từ một nhân vật cổ xưa, nàng Ảng-đrô-mác và sự điệp lại hình ảnh ấy qua một cánh thiên nga không tìm thấy nước, đang kết đôi cánh ngắc ngoải bên lề đường Pa-ri đầy bụi bẩn:
Tham khảo:
Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê! Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa . Khép lại bài ihơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở! Ông đồ già đi đâu về đâu..Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà . Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ"
Gợi ý
Ông đồ không còn nữa
Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi: Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa. Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phũ phàng ấy nữa... Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng. Hai câu cuối là lời tư vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sống tinh thần - giờ họ ở đâu? Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đc cho đời rồi vụt tắt trước những thi đổi của cuộc sống. Bài thơ với thể ng ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đã gói trọn số phận, một lớp người, một thế hệ đã qua.