Câu 2 :
Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Tóm lại, bao ni lông có rất nhiều tác hại, cho nên chúng ta phải hạn chế việc sử dụng bao ni lông. Hiện tại nước ta có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nilong như:
- Hạn chế việc sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.
- Đánh thuế môi trường đối với túi nilon.
- Tái chế, tái sử dụng túi nilong.
vì :
2. Môi trường 2.1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn - Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra Hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Ước tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất nóng lên 0,6°c. Dự báo vào năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ l,4°c đến 5,8°c. - Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi trên Trái Đất. Đồng thời, khí thải CFC đã làm tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng ra. 2.2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, hiển và dại dương - Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí trực tiếp đổ vào các sông, hồ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, dẫn đến việc khan hiếm nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch. - Việc đưa các chất thải chưa được xử lí vào sông ngòi và biển, cùng với các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu xảy ra ở nhiều nơi đang làm môi trường biển và đại dương đang chịu nhiều tổn thất lớn. 2.3. Suy giảm đa dạng sinh vật Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người đã làm cho nhiều loài sinh vật tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hậu quả là làm mất. đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chừa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất,...
Trả lời:
Sản phẩm không thân thiện môi trường
Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện sử dụng. Ngày nay, nó được sử dụng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ, lưu hành từ chợ cho đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, những người bán hàng rong, len lỏi vào mọi nơi của cuộc sống hiện đại.
Sau khi hoàn thành chức năng của mình thì những túi nilon này sẽ tràn ngập các bãi rác, chôn vùi dưới lòng đất, ao hồ, cống, rãnh… Chúng góp phần vào những hiện tượng như xói mòn, thoái dóa đất đai, ứ đọng nước thải, gây cản trở cho sự phát triển của cây trồng, tác nhân xấu đối với môi trường sinh thái.
Theo thống kê của sở Tài nguyên – Môi trường TP. HCM cho thấy, mỗi ngày người dân Thành phố này thải ra môi trường khoảng 60 tấn túi nilon đã qua sử dụng.
Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi sử dụng, rác thải nilon phải mất từ 500 đến 1000 năm mới tự phân hủy.
Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi nilon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nilon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc.
Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon được làm từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại tới đâu.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: theo quy định các loại giấy, túi, bao bì dùng để đựng, gói thực phẩm phải đạt chuẩn vệ sinh không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không gây độc cho con người. Một số túi nilon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất này lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị nhiễm vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học.
Ưu tiên sử dụng túi thân thiện môi trường
Các bạn trẻ làm túi thân thân thiện môi trường tại ngày hội "tái chế chất thải TP. HCM lần 5" - năm 2012
Trên thế giới, hầu hết các nước phát triển đã sử dụng túi nilon tự phân hủy ngay từ thập niên 30-40 của thế kỷ trước, nhưng ở nước ta, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu.
Hiện nay để thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của người dân là không hề đơn giản. Để đẩy lùi việc sử dụng túi nilon tràn lan như hiện nay, đòi hỏi phải có một chiến lược, chính sách hợp lý đồng thời tiến hành 2 quá trình.
Thứ nhất, tuyên truyền, ý thức mọi người hạn chế sử dụng túi nilon; cho thấy tác hại ghê gớm của nó đến môi trường sức khỏe con người.
Thứ hai, tuyên truyền ưu tiên sử dụng các túi tự hủy, túi thân thiện môi trường với những ưu thế như chất lượng tốt, giá rẻ…cần triển khai nhanh chóng và rộng khắp. Để những sản phẩm này đến với người tiêu dùng, nhà nước cần có những giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tiếp cận công nghệ tiên tiến và những chính sách ưu đãi cho sản phẩm thân thiện môi trường này.
Để đạt được những mục tiêu đó, thì việc nâng cao ý thức cộng đồng trong việc gìn giữ môi trường xanh – sạch – đẹp để bảo vệ chính cuộc sống chúng ta là vấn đề cấp thiết, và cần sự chung tay góp sức của mọi nguồn lực xã hội.