- Đoạn văn sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần - nét đặc sắc nhất về nghệ thuật truyện ngắn của O Hen-ri. Thoại đầu người đọc nghĩ rằng Giôn - xi khó lòng qua khỏi ; bản thân cô cũng đã tuyệt vọng , buông xuôi. Nhưng về cuối truyện , Giôn - xi đã vượt qua hiểm nghèo, ý thức sống lại hồi sinh. Đây là lần đảo ngược thứ nhất. Họa sĩ Bơ - men tuy ngoài 60 nhưng vẫn khỏe mạnh vẫn làm việc. Vì muốn giỏ niềm tin vào cuộc sống cho Giôn - xi , bất chấp mưa gió trong đêm, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân trên bức tường gạch, cách mặt đất chừng 20 bộ ( hơn 6m) và bị cảm lạnh, sưng phổi. Gần cuối truyện , khi tâm trạng Giôn - xi được hồi sinh cũng là cụ Bơ - men giã từ cuộc sống. Đây là lần đảo ngược thứ 2. Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau ( Giôn - xi tưởng sắp chết lại hồi sinh, cụ Bơ-men khỏe mạnh lại chết ) đều liên quan đến bệnh viêm phổi và chiếc lá cuối cùng. Điều đó gây hứng thú cho người đọc. Với nghệ thuật duwnjkg truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn , sắp xếp chặt chẽ , khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần , truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri đã gây hứng thú và làm người đọc rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.