(Mình cho điều hoang đường vào được không? ) Khi ếch đã ra ngoài giếng, anh ta vẫn tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung. Đến 1 ngày, có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó. Nhưng rồi hồn nó bay lên thiên đàng, xem có chỗ cho nó đứng nữa không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó, liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đât 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để nó đứng thẳng và nói : " Ta cho con 1 cơ hội sống con có muốn không. " Không chần chừ ếch đáp "Có " Vị thần nói thêm :" Nhưng con hứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé Trái Đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được" Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp :" Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không bao giờ có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ". Vị thần giơ chiếc đữa thần lên và nói nhẩm gì đó rồi nó trở lại thành 1 con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nó không có tính coi trời bằng vung nữa sau đó nó đi chu du khắp nơi. Đến giờ cũng không ai biết tin tức gì về nó nữa.
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?