Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Soke Soắn

viết bài nghị luận cho đề bài hãy chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí " ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn "

Nguyễn Linh
24 tháng 1 2018 lúc 19:36

Từ xưa đến nay, lòng biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung. Truyền thống đó đã được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”.

Thật vậy, câu tục ngữ đã cho ta một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào, ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng. Khi ta uống ngụm nước mát trong thì ta phải nhớ tới người đã khơi nguồn, đào giếng. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc ta một vấn đề đạo đức sâu xa: trân trọng, biết ơn những người đi trước tạo ra những thành quả tốt đẹp mà ta đang được hưởng thụ.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả thành quả lao động từ vật chất đến tinh thần mà chúng ta thụ hưởng không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao người đã đổ xuống để tạo nên. Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, một nắng hai sương của người nông dân:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, kể cả những vật dụng hàng ngày ta sử dụng đều là sự lao động miệt mài của những người công nhân, nông dân. Sáng sáng, ta đi trên đường phố sạch đẹp cũng là sự vất vả cực nhọc của anh chị lao công:

“Tiếng chổi tre chị quét

Những đêm hè

Khi ve ve đã ngủ…”

(Tiếng chổi tre – Tố Hữu)

Những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động, sáng tạo không ngừng. Chúng ta là lớp người đi sau thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm?

Đất nước ta tươi đẹp như ngày hôm nay là do công lao dựng nước của các vua Hùng. Dù có đi từ Nam ra Bắc, con cháu không quên ngày giỗ Tổ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Dân tộc ta đã trải qua bao khó khăn, vất vả mới gây dựng nên non sông gấm vóc Việt Nam. Là người thụ hưởng những thành quả đó, chúng ta phải biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung.

Trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đổ bao xương máu mới có ngày độc lập. Biết bao những người anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho non sông.

“Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi lời ca

Có những người như chân lý sinh ra…”

(Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu)

Chính vì thế, ta không thể nào quên được những hy sinh to lớn, cao cả ấy. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một khúc ca xuân” đã nhắc nhở ta rằng:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Đoạn thơ trên đã nêu lên một quan niệm sống đẹp. Trong xã hội, ta nhận ơn của rất nhiều người. Lòng biết ơn không phải là một lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta có phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động nhân dân xây dựng ngôi nhà tình nghĩa, tình thương cho gia đình thương binh, liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành một bài học giáo dục thiết thực về đạo lý làm người. Cho nên mỗi người phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả ấy, nghĩa là ta vừa ăn quả của hôm nay, vừa là người trồng cây của ngày mai. Cũng từ đó, ta thấm thía hiểu được rằng ông bà, cha mẹ, thầy cô chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy, ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy là ta đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp em hiểu rõ đạo lý làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi người. Vì vậy, học sinh chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã tạo nên thành quả cho ta hưởng thụ. Câu tục ngữ có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong việc giáo dục nhân cách, tâm hồn mỗi người.

Nguyễn Hải Đăng
24 tháng 1 2018 lúc 20:06

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Đểghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Uống nước nhớnguồn

Tuylà hau câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dàv công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn con đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Đểcó được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi làthờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ởmỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.

Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thểnhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ đểtỏ lòng biết ơntới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”,, “nhà tình nghĩa”... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưuđãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.

Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thểthiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy.


Các câu hỏi tương tự
Love you
Xem chi tiết
28-Bích Ngọc-lớp 7/10
Xem chi tiết
Cao Thư
Xem chi tiết
thiên bảo
Xem chi tiết
Soke Soắn
Xem chi tiết
Soke Soắn
Xem chi tiết
Dark Knight
Xem chi tiết
Thư Nhã
Xem chi tiết
Tsubasa Ozora
Xem chi tiết