a. Hoàn cảnh sángtác:
– Truyện “Nhữngngôi sao xa xôi” ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
– Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.
1. Hoàn cảnh sốngvà chiến đấu:
– Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữamột vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bomđạn, sự nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạnnổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: “Đường bị đánh lở loét, màu đấtđỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bịtước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cáithùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đó là hiện thực đầymùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rìnhrập.
– Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trêncao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bayđịch để đo và ước tính khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếucần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hisinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũngcảm và bình tĩnh hết sức.
2. Vẻ đẹp tâm hồncủa ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộckháng chiến chống Mĩ:
a.Nét chung:
– Họ là những cô gáicòn rất trẻ, tuổi đời mười tám đôi mươi. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêngcủa Tổ quốc, họ rời xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà sựmất còn chỉ diễn ra trong gang tấc. Họ hi sinh tuổi thanh xuân và không tiếcmáu xương, thực hiện lí tưởng cao đẹp: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòngphơi phới dậy tương lại”.
– Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc,lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh:
+ Mặc dù còn rất trẻ, luôn phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ,họ có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng để con đường được thông suốt nên các côluôn sẵn sàng trong việc ra trận. Có lệnh là lên đường bất kể trong tình huốngnào. Họ làm việc một cách tự nguyện, luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình:“Tôi một quả bom trên đồi. Nho hai quả dưới lòng đường. Chị Thao một quả dướicái chân hầm ba – ri – e cũ”. Đối mặt với hiểm nguy, các cô cũng nghĩ đến cáichết nhưng là “một cái chết mờ nhạt không cụ thể” quan trọng là “liệu mìn cónổ, bom có nổ không?”. Như thế họ đã đặt công việc lên trên cả tính mạng củamình.
+ Họ bình tĩnh, can trường và có tinh thần dũng cảm. Nhữnglúc căng thẳng nhất, chị Thao móc cái bánh bích quy trong túi ra nhai. Họ nóiđến công việc phá bom với giọng điệu bình thản: “Quen rồi. Một ngày chúng tôiphá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Khi phá bom, bước tới những quả bomchưa nổ, họ không đi khom mà cứ đường hoàng, thẳng lưng bước tới. hocvanlop9Đối mặt với cái chết, các cô không hề run sợ mà bình tĩnh moi đất, đặt dây,châm lửa, tính toán sao cho chính xác.
– Ở họ còn có tìnhđồng đội gắn bó, thân thiết: hiểu được tính tình, sở thích của nhau, quantâm chăm sóc nhau rất chu đáo. Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ chị Thaovà Nho đi trinh sát trên cao điểm. Khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thaođã lo lắng, băng bó chăm sóc Nho cẩn thận với niềm xót xa như chị em ruột thịtvà cảm thấy “đau hơn người bị thương”.
– Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểmnguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời.Họ có cuộc sống nội tâm phong phú, đáng yêu, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước. Họ thíchlàm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt.Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mìnhtrong gương, ngồi bó gối mộng mơ và hát… hocvanlop9 Họ hồn nhiên như những đứatrẻ trước cơn mưa đá. Và trận mưa đã trở thành nỗi nhớ – sự nối dài quá khứ hôm qua và khát vọng mai sau. Kỉ niệmsống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn, những cảm xúc hồn nhiên như nguồnsống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn,nguy hiểm.
-> Quả thật, đó lànhững cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại,vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà cũng hồn nhiên, vô tư trong cuộcsống sinh hoạt.
b, Nét riêng:
– Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ nhưmột que kem trắng”, cô “cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thươngkhiến Phương Định “muốn bế nó trên tay”. Nho lại rất hồn nhiên – cái hồn nhiêntrẻ thơ: “vừa tắm dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”; khi bịthương nằm trong hang vẫn nhổm dậy, xòe tay xin mấy viên đá mưa. Nhưng trongchiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn: “Nho cuộn tròn cái gối,cất nhanh vào túi”, “quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu…” Vàtrong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Mặc dù bịthương rất đau nhưng cô không rên la, không muốn cho đồng đội phải lo lắng.
– Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước vàdự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khátkhao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu” hocvanlop9 .Chịlại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc,ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đếnphát bực” : máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thongthả nhai”. Có ai ngờ con người dày dạntrước sự sống và cái chết như thế lại sợ máu, sợ vắt: “thấy máu, thấy vắt làchị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.Và không ai có thể quên được chị hát : nhạcsai bét, giọng thì chua, chị chăm chépbài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy được bàinào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bàihát.
– Phương Định cũng trẻ trung như Nho,là một cô học sinhthành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệmcủa tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. Ở đoạn cuốitruyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, vềthành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đâylà những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánhgiặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội,rất trữ tình và đáng yêu.
=> Mỗi người cómột cá tính riêng nhưng ở họ đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam. Viết về bacô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã không tô vẽ, không mĩ lệ mà miêu tảhết sức cụ thể, chân thực bằng cách cá thể hóa nhân vật với những hình ảnh rấtđời thường. Họ đã từ cuộc đời bước vào trang sách, trở thành những anh hùng –những ngôi sao trên bầu trời Trường Sơn.
3. Nhân vật PhươngĐịnh:
a. Phương Định làcô gái có tâm hồn trong sáng:
* Nhạy cảm, mơmộng:
– Là cô gái trẻ người Hà Nội, từng có một thời học sinh hồnnhiên vô tư.
– Hay nhớ về kỷ niệm (kỷ niệm luôn sống lại trong cô ngaygiữa chiến trường ác liệt; chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậytrong cô…) ®Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa.
– Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức (tự đánh giá mìnhlà một cô gái khá…); biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng khôngvồn vã mà tỏ ra kín đáo, tưởng như kiêu kì.
– Hay mơ mộng, tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống, trong cảcông việc đầy nguy hiểm “Việc nào cũng có cái thú vị của nó. Có ở đâu như thếnày hay không…” ®Nó như thách thức thần kinh con người để rồi lúc vượt qua nó, chiến thắng nó,cô cảm thấy thú vị.
* Hồn nhiên, yêuđời:
– Thích hát, thuộc rất nhiều bài hát (từ bài hành khúc bộđội đến…), thậm chí bịa ra lời mà hát.
– Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tậnhưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.
b. Phương Định làngười có phẩm chất anh hùng:
– Có tinh thần trách nhiệm với công việc.
– Dũng cảm, gan dạ.
– Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng.
– Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căngthẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo độngviên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn ® Côkhông đi khom mà đàng hoàng bước tới; bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tácphá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.
– Thương yêu những người đồng đội của mình:
+ Chăm sóc Nho chu đáo.
+ Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương, mặcdù Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát.
+ Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biếtrõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng.
+ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặptrên tuyến đường Trường Sơn. hocvanlop9
– Qua dòng suy tư củaPhương Định, người đọc không chỉ thấy sự toả sáng của phẩm chất anh hùng mà cònhình dung được thế giới nội tâm phong phú ở cô.
– Sự khốc liệt củachiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối thành bản lĩnh kiêncường của người anh hùng cách mạng.
– Nét điệu đà, hồnnhiên, duyên dáng của một cô gái càng tôn thêm vẻ đáng yêu của cô Thanh niênxung phong gan dạ, dũng cảm.
– Phương Định (cũngnhư Nho và Thao) là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
=> Qua nhân vậtPhương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thậtđẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh.Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻđẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gianlao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anhhùng Cách mạng Việt Nam.
=> Ba cô thanhniên xung phong trong những trang văn xuôi trữ tình êm mượt của Lê Minh Khuêgieo vào lòng người đọc ấn tượng khó quên về vẻ đẹp lung linh tỏa sáng củanhững ngôi sao xa xôi. Hình ảnh họ khiến ta nhớ đến ý thơ của Lâm Thị Mĩ Dạtrong “Khoảng trời hố bom”:
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh.
III. Tổng kết:
Trong bài thơ "Khoảng trời hố bom" có đoạn:
"Truyện kể về em người con gái anh hùng
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bi thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thì em hứng lấy luồng bom”.
Câu thơ vang lên như một lời kể chuyện, kể về những cô gái thanh niên xung phong trên con đường Trường Sơn huyền thoại. Những người con gái đã tô thấm thêm màu cờ của Tổ quốc ấy đã cũng đã từng xuất hiện trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" với nhiều vẻ đẹp chung đáng quý, đáng trân trọng. Hơn nữa, trong màn sương khói của bom đạn, ta còn thấy ở những cô gái ấy tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Công việc hàng ngày biết bao hiểm nguy, tử thần. Bởi thế, khi trực điện thoại trong hang, Phương Định đã vô cùng lo lắng cho đồng đội của mình "Có gì lý thú đâu nếu đồng đội tôi không quay trở về" – Cô nghĩ. Và ngay khi Nho bị thương, chị Thao phát hiện ra: "Mắt mờ trắng đi" bộc lộ rõ sự lo sợ, bàng hoàng. Về tới hang, chị Thao nhắc Phương Định pha đặc đường vào sữa cho Nho, đứng nồi không yên. Trong giây phút ấy, những cử chỉ chăm sóc, lo lắng cho Thao, Phương Định dành cho Nho đã làm ấm lòng người đọc. Tình đồng chí không chỉ thể hiện qua ba cô gái mà còn thể hiện qua mối quan hệ gắn kết giữa Thao, Phương Định, Nho với các anh cao xạ. Tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh ấy là động lực to lớn cho họ làm nên kỳ tích. Cuối cùng, ba cô gái đẹp ở vẻ hồn nhiên, lạc quan, yêu đời giàu nữ tính. Cả ba đều thích làm đẹp. Họ thích hát "tiếng hát át tiếng bom". Họ cũng biết chăm chút cho vẻ bề ngoài. những cô gái ấy còn có thời gian cho những việc tắm suối, chép bài hát khi im tiếng súng. Có thể nói Lê Minh Khuê đã thành công với việc khắc họa hình ảnh cô gái thanh niên xung phong với nghệ thuật đặc sắc. Hình ảnh ấy còn mãi tỏng lòng người đọc. Gấp lại trang truyện "Những ngôi sao xa xôi" Hình ảnh ba cô gái còn để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng đẹp. Từ đó, thế hệ thanh niên Việt Nam kế thừa và phát huy. Qua quá trình miêu tả ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" ta thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật bậc thầy của Lê Minh Khuê.