Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


con hổ

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Bài 6: Kể về một trận đánh quân xâm lược, tác giả đã viết:

         “Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn; hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất"; vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi (theo Dã sử, thì lúc này vua Quang Trung sai đốt hết lương thực và tự mình quấn khăn vàng vào cổ để tỏ ý quyết chiến quyết thắng, không chịu lùi). Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun Akhói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

         Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa; những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.”

 

Câu 1: Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích trên?

 

Câu 2: Em hiểu thế nào là dàn trận chữ nhất?

 

Câu 3: Qua đoạn trích em có cảm nhận gì về hình ảnh vua Quang Trung?

 

 

 

 

 

con hổ

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Bài 5:     Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết.

Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn; hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất"; vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi (theo Dã sử, thì lúc này vua Quang Trung sai đốt hết lương thực và tự mình quấn khăn vàng vào cổ để tỏ ý quyết chiến quyết thắng, không chịu lùi). Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa; những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết (Cương mục ghi Sầm Nghi Đống thắt cổ chết ở Loa Sơn (tục gọi gò Đống Đa). Theo Bang giao lục, trong chiến dịch mùa xuân Kỷ Dậu, số quân Thanh bị chết là 27 vạn). Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.             

Câu 1: Các sự việc trong đoạn trích trên được kể theo trình tự như thế nào?

Đoạn trích trên kể lại những sự kiện nào?

 

 

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.

 

Câu 3: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật vua Quang Trung trong đoạn trích trên.

                                                                                                                                     

 

Câu 4: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích trên.

 

 

 

 

 

Câu 5: Nhận xét về bút pháp tái hiện sự thực lịch sử của các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí qua đoạn trích hồi thứ mười bốn.

   

 

 

 

 

 

 

con hổ

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Bài 4: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưa báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

 

Câu 1: Đoạn văn trên là lời của ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nội dung của lời nói đó là gì?

 

 

 

 

 

Câu 2: Qua đoạn trích trên em  hiểu gì về nhân vật có lời nói trên?

 

-          

Câu 3: Xác định 1 phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích trên và chỉ ra từ ngữ thể hiện.

 

 

Câu 4: Dựa vào lời nói trên, em hãy chỉ rõ những kế sách ngoại giao sáng suốt của vua Quang Trung

 

 

 

 

 

 

Câu 5: Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh”, nhân vật đã thực hiện kiểu hành động nói nào? Hành động nói đó được thực hiện theo cách nào?

 

Câu 6: Lời nói “không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi cho em nhớ đến 2 câu nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 

Câu 7: Vì sao nhất thiết phải dùng Ngô Thì Nhậm làm nhà ngoại giao sau này? Điều đó cho thấy phẩm chất gì của người lãnh đạo?
 Lời khẳng định cho thấy tính cách và những nét đẹp nào của người cầm quân?

 

con hổ

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

        “Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà xin chịu tội.

Vua Quang Trung nói:

- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài… Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng…”

 

 Câu 1: Đoạn trích trên liên quan đến sự kiện nào trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14”?

Lời thoại trên là của vua Quang Trung nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?

 

 

 

Câu 2: Trước hành động của Sở và Lân, vua Quang Trung đã có quyết định như thế nào? Vì sao vua Quang Trung lại có quyết định như vậy? Quyết định ấy cho em hiểu gì về nhân vật?

 

 

Câu 3: Chỉ ra dụng ý trong câu: “Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng ". Theo em, vì sao nhân vật lại không thực hiện đúng những điều mình đã nói? Chi tiết này giúp em hiểu thêm gì về nhân vật? 

 

 

Câu 4: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn “Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng.”

 

Câu 4: Ghi lại một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên?

Câu văn có lời dẫn trực tiếp?