Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lương ngọc ly na

viết 1 đoạn văn ngắn so sánh 2 câu tục ngữ

- không thầy đố mày làm nên

- học thầy không tày học bạn

Nguyễn Thành Đạt
11 tháng 3 2019 lúc 12:53
Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên"

+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa.
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt.

Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn"

+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên.
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên.

=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn.

=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng.

nhớ tick cho mình nha

Thảo Phương
11 tháng 3 2019 lúc 20:01

Gợi ý

" Không thầy đố mày làm nên "
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

" Học thầy không tày học bạn "
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.

⇒⇒ Hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và” Học thầy không tày học bạn”, mới đọc lên ta tưởng rằng chúng sẽ mâu thuẫn với nhau. Nhưng xem xét về những điều khuyên răn ta thấy: về nội dung chúng không hề mâu thuẫn với nhau mà trái lại còn bổ sung cho nhau và trở thành lời khuyên bổ ích cho những người có chí hướng trong học tập. Bởi vì: nội dung của từng câu tục ngữ đều đề cao một đối tượng với những ưu điểm riêng mà chúng ta cần phải học tập. Mồi người HS cần phải học thầy vì thầy là người đi trước, có kiến thức và kinh nghiệm vững vàng. Do đó ta học ở thầy về tri thức, cách sống, đạo đức. Tuy nhiên, học thầy thôi chưa đủ. Ta cần phải học ở bạn vì bạn là người gần gũi, cùng lứa tuổi nên ta dễ dàng học tập.


Các câu hỏi tương tự
Lê Văn Tuấn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trần Thị Lương
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Tường Vi
Xem chi tiết
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết