Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thảo Thư

Viết 1 bài văn về cuộc đời, tấm gương hy sinh vì sự nghiệp của anh Lý Tự Trọng .

CONAN ^_^
23 tháng 10 2019 lúc 21:03

Ôn tập ngữ văn 9Ôn tập ngữ văn 9Ôn tập ngữ văn 9Ôn tập ngữ văn 9

Khách vãng lai đã xóa
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
26 tháng 10 2019 lúc 22:43

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ngày 20/10/1914, con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt) quê ở làng Việt Xuyên - Huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở Huyện Can Lộc - Hà Tĩnh. Do không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến, cụ Khoan đã cùng bà con rời quê hương sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động yêu nước. Gia đình Lê Hữu Trọng là một trong những cơ sở cách mạng, đây là nơi bồi dưỡng cán bộ và là trường quốc ngữ của Hội Việt kiều. Lớn lên, Lê Hữu Trọng được gia đình cho đi học tại ngôi trường trong Trại Cày do cụ Đặng Thúc Hứa - một sỹ phu yêu nước tổ chức dạy văn hóa. Vốn có tư chất thông minh, Trọng tiếp thu nhanh, đặc biệt anh thuộc và say mê văn thơ yêu nước cả cụ Phan Bội Châu. Sau đó, Trọng cùng một số thanh niên khác được gia đình đưa vào học tại “Hoa Anh học hiệu” - đây là trường chuyên dạy tiếng Trung và tiếng Anh. Trọng là học sinh giỏi của Trường, anh nói tốt tiếng Trung và tiếng Anh, tiếng Thái Lan.

Đầu mùa hè năm 1926, thực hiện ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Hồ Tùng Mậu - thành viên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đến Thái Lan gặp cụ Đặng Thúc Hứa, truyền đạt yêu cầu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về việc chọn một số con em gia đình Việt kiều yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo lâu dài để chuẩn bị xây dựng tổ chức Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam. Lê Hữu Trọng là một trong số các thiếu niên được lựa chọn.

Đến Quảng Châu, nhóm thiếu niên này được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (lúc này mang tên Lý Thụy). Để đảm bảo bí mật, các thiếu niên đều mang họ Lý coi như người trong một gia tộc, do đó Lê Hữu Trọng đổi tên Lý Tự Trọng.

Từ năm 1927 trở đi, tình hình Quảng Châu ngày càng diễn biến phức tạp phản bội mục đích cách mạng của Tôn Trung Sơn gây ra. Năm 1929, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời, Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng, đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt: vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.

Nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổ chức một đợt tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 08/02/1931, lợi dụng lúc bà con đi xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn tập trung đông, các chiến sỹ cách mạng tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng, cờ đỏ búa liềm giương cao, một đồng chí đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy tên thanh tra mật thám Pháp Le Grand và bọn cảnh sát đi cùng ập tới. Không còn cách nào khác để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu thoát đồng chí diễn thuyết. Bị vây hãm ráo riết, Lý Tự Trọng đã bị bắt.

Một tên phản bội khai ra tên anh là “Trọng con” và làm công tác liên lạc quan trọng. Bọn chúng mừng quýnh tưởng phen này nắm chắc đến nơi tất cả những đầu mối bí mật của phong trào cách mạng. Chúng đánh anh hết roi song lại roi cá đuối, chúng trói hai tay trút lên xà nhà, cho anh đi “tàu bay”. Dã man nhất, có lần chúng chụp một thứ mũ sắt có bắt đinh ốc đặc biệt, cứ xoáy đinh ốc là mũ kẹp chặt lấy thái dương, chúng kẹp đến nỗi mắt anh từ từ lồi ra mà vẫn thản nhiên chịu đựng. Chúng áp dụng cả đòn tra tấn “lộn mề gà” nhưng với anh tất cả đều vô hiệu.

Giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn một thời gian không thu được kết quả, bọn chúng đưa anh về xử án, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thực dân Pháp không dám xử công khai Lý Tự Trọng, lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931 chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết Anh trong im lặng, nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường, anh dũng và những tiếng hô của Anh: “ Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng phản đối tội ác của thực dân Pháp, tinh thần cách mạng bất khuất của Anh đã làm cho kẻ thù khiếp sợ và đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ và là tấm gương cho các thế hệ thanh niên noi theo.
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
kitori zack
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Yến Chi Nguyễn
Xem chi tiết
huyen ung hoa quan ung h...
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Câụ Bé Mùa Đông
Xem chi tiết
tran gia vien
Xem chi tiết