Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý

thi hoa hong Huynh

Vì sao thời Lý đạo Phật lại được tôn sùng

pu
1 tháng 11 2018 lúc 20:27

Thực tế lịch sử đã chứng minh, bản thân các vua Thiền sư thời Lý đã tự trau dồi đạo đức vô ngã, triết lý sống nhập thế trên cơ sở tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã của đạo Phật. Các vua nhà Lý trở thành tấm gương cho dân chúng noi theo. Điều này tạo nên một đời sống tinh thần tốt đẹp cho toàn xã hội. Đó là một đời sống hướng thượng, hướng con người đến chân thiện mỹ và đạt chân lý ngay trong đời sống hiện tại. Nền kinh tế - xã hội nước ta thời ấy nhờ vậy cũng tiến bộ, phát triển hơn so với các triều đại trước.

Hà Phương Trần
1 tháng 11 2018 lúc 19:05

Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô cư như điện các
Xứ xứ tức đao binh
Dịch:
Vận nước như giây quấn,
Trời Nam ôm thái bình.
Đạo đức ngự cung điện
Muôn xứ hết đao binh.





Thời Lý Nhân Tông nhận thức về vai trò của Phật giáo có hai nhiệm vụ xây dựng đất nước. Một là, các vị Thiền sư cố vấn chính trị cho triều đình. Hai là, tổ chức những sinh hoạt cộng đồng. Lý Nhân Tông thực hiện chính sách xây dựng đoàn kết toàn dân thông qua các lễ hội với sự tham gia của nhiều thành phần.


Phật giáo Lý – Trần đã thể hiện trí tuệ và từ bi sâu sắc bằng sự nhập thế sinh động và đa dạng qua tư tưởng, lời nói, hành động gắn bó với cuộc sống an vui hạnh phúc của dân tộc


Cả hai triều đại Lý – Trần, Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Lúc bấy giờ, cả nước từ vua, quan đến thứ dân đều theo Phật, đến chùa quy y, giữ giới, tụng kinh, Thiền định nên mới có được một tinh thần an lạc, hòa hợp và thuần từ.


Thâm nhập giáo lý nhà Phật qua chính sách an dân trị nước nên các vua Lý – Trần đã chinh phục trái tim, khối óc con người bằng đức trị thay pháp trị. Đạo đức vô ngã đã tạo cho con người một cuộc sống hòa hợp, giản dị nhưng tạo lực tác động mạnh mẽ vô cùng. Vì thế cả hai triều đại Lý – Trần đều tồn tại khá lâu.


Triều Lý hơn 200 năm (1010 – 1225) và Triều Trần gần 200 năm (1226 – 1400).

Như vậy, hai triều đại Lý – Trần tồn tại gần 400 năm. Có thể nói đây là thời đại cực thịnh của Phật giáo Việt Nam mà cũng là thời đại đất nước hùng mạnh nhất trong trang sử nước nhà.


Các vua thời đại Lý – Trần được thừa hưởng những thành qủa tốt đẹp của thế hệ trước, đồng thời biết phát huy những tinh hoa gạn lọc được từ bên ngoài biến thể sao cho phù hợp với quốc dân thủy thổ mà không đánh mất bản sắc dân tộc.

Huỳnh lê thảo vy
1 tháng 11 2018 lúc 19:08

Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.

Anh Pha
1 tháng 11 2018 lúc 19:09

* Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý vì:

- Phật giáo vốn được du nhập vào nước ta từ lâu, đã ăn sâu trong tâm thức người Việt.

- Nhà Lý tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Vua, quan thời Lý nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật. Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước.



Fa Châu De
1 tháng 11 2018 lúc 19:11

Vì vua Lý Thái Tổ - vị vua đầu tiên triều Lý được lớn lên bởi các nhà sư Lý Khánh Văn, sư Vạn Hạnh, họ là một trong số người đã giúp Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên ngôi vua. Và các nhà sư cũng người có học thức, giỏi chữ Hán, có một số nhà sư chính là người đi sứ hay vua. Với quan điểm mong muốn nhân dân biết sống bình an, nhân hậu, sẻ chia. Với các tôn giáo khác chưa du nhập hoặc chưa có ảnh hưởng gì lớn với nước ta.

pu
1 tháng 11 2018 lúc 20:23

Sự hưng thịnh của đạo Phật thời Lý biểu hiện rõ nhất ở tổ chức tăng đoàn. Không chỉ có số lượng Phật tử đông đảo (hầu như trên cả nước từ vua, quan đến dân đều theo đạo Phật) mà tăng đoàn còn có nguồn ruộng đất và tài sản riêng rất lớn. Triều đình phong kiến nhà Lý tham gia chính quyền từ trung ương đến các địa phương.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
lilyvuivui
Xem chi tiết
lê văn hiền
Xem chi tiết
Nhà phân phối ĐTDĐ GIA P...
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Anh Thư Tân
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
Xem chi tiết
lilyvuivui
Xem chi tiết