lúc này enzim amilaza đã bị biến tính nên ta có vị đắng
Theo Đông y, khi tạng can và phủ đởm bị rối loạn chức năng, người bệnh thường có than phiền miệng đắng, đau tức hông sườn, tiêu hóa kém, đau đỉnh đầu... tuy nhiên triệu chứng này gặp ở nhiều bệnh lý Tây y, chưa chắc bệnh nhân có rối loạn chức năng gan, mật. Do vậy, không nên đồng nhất bệnh lý can đởm của Đông y và bệnh lý gan mật của y học hiện đại.
Gan có chức năng quan trọng trong việc chuyển hóa amoniac, khi chức năng gan suy giảm, amoniac tăng cao trong máu. Hơi thở có “mùi gan”, mùi của chất methyl - mercaptan vì gan không chuyển hóa được methionnin, như mùi trái cây thối và miệng có vị như cá cũ hay củ hành trắng thối, ít khi là vị đắng. Mật có vị đắng, miệng có vị đắng chỉ khi có trào ngược dịch mật vào dạ dày và lên thực quản vào miệng.
Thực tế, triệu chứng đắng miệng do nhiều nguyên nhân rất thường gặp như:
- Giảm tiết nước bọt, khô miệng, mất nước, viêm lưỡi, viêm tuyến nước bọt, polyp trong mũi, viêm đường hô hấp trên, các bệnh về răng lợi như nhiễm trùng răng, nha chu và viêm lợi.
- Thuốc: một số loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các nguyên nhân bệnh tim và tâm thần có vị đắng như lithium, thuốc kháng sinh như tetracycline và thuốc điều trị gout như allopurinol. Các loại thuốc được bài tiết một phần qua nước bọt sau khi hấp thụ.
- Bổ sung lượng lớn, quá liều các khoáng chất như kẽm, đồng, crôm hoặc canxi và sắt.
- Hút thuốc lá ảnh hưởng đến vị giác, dẫn đến vị đắng trong miệng. Hoặc hít vào một số hóa chất môi trường như bụi cao su, xăng hoặc benzen.
- Trào ngược dịch vị và dịch mật: để lại một vị đắng và hơi thở hôi, thường kèm theo đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng...
- Bất kỳ phẫu thuật tai, mũi, răng hoặc họng và xạ trị ung thư vùng đầu - mặt - cổ.