-Đứng đầu chính quyền làng, xã lúc đó là người Việt (nòng cốt chủ yếu duy trì bức tường thành vững chắc cho nền văn hóa của nhân dân ta)
-Tinh thần yêu nước nổi dậy đấu tranh chống ngoại xâm
-Vẫn tiếp tục thựac hiện các phong tục tập quán như nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình
-Việt hóa các yếu tố Trung Hoa để phát triển.
Về chính trị:
- Người Hán nắm quyền đến cấp huyện, làng xã do người Việt đứng đầu.
- Có thể do tâm lý người Hán, họ đồng hóa được Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử nên họ nghĩ có thể đồng hóa người Âu Lạc như vậy.
Về văn hóa
- Trong làng xã, văn hóa Việt tiếp tục tồn tại và phát triển.
- Tổ tiên chúng ta đã chống các yếu tố Hán hóa trong làng xã chúng ta.
- Các yếu tố Hán phù hợp, có thể học tập, chúng ta không tiếp nhận dập khuôn mà Việt hóa để phù hợp.
- Một số người Hán vào sinh sống đều bị đồng hóa ngược vào văn hóa Việt.
Về cư dân:
- Cư dân trong làng xã đều là người Việt, hậu duệ của Âu Lạc.