Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II - Địa lí 9

trần duy anh

Vì sao ĐBSCL có sản lượng cá nuôi và tôm nuôi cao nhất cả nước

Y nghĩa của cải tạo đất phèn,đất mặn ở ĐBSCL

minh nguyet
15 tháng 3 2019 lúc 21:25

Tham khảo:

Câu 1:

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang.

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dậng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết ỗ...

+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.



Câu 2:

Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn.

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).

Bình luận (1)
Kieu Diem
15 tháng 3 2019 lúc 21:39

#Tham khảo

Câu 1

Các điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta:

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Đặc biệt vùng có hơn 179,000 ha diện tích rừng ngập mặn, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm cá) hết sức thuận lợi.

+ Nội địa có nhiều mặt nước cửa sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Câu 2

Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn.

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).




Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mạnh
Xem chi tiết
Phan Quỳnh Như
Xem chi tiết
Uyển Nhi
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Duong Tran cong
Xem chi tiết
Karry Wang
Xem chi tiết
Ngọc Ánh-9D
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
Vũ Duy
Xem chi tiết