Bài 1: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 8 (cm) có dòng điện I 5 (A) chạy qua, dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B 0,5 (T) vuông góc với dây dẫn như hình vẽ.Tính độ lớn và vẽ vectơ lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn MN.
Bài 2: Một ống dây có hệ số tự cảm L 0,1H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2A về 0 trong khoảng thời gian 4s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?
Bài 3: Hai dòng điện có cường độ I 1 6A và I 2 9A chạy tron...
Đọc tiếp
Bài 1: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 8 (cm) có dòng điện I = 5 (A) chạy qua, dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T) vuông góc với dây dẫn như hình vẽ.Tính độ lớn và vẽ vectơ lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn MN.
Bài 2: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2A về 0 trong khoảng thời gian 4s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?
Bài 3: Hai dòng điện có cường độ I 1 = 6A và I 2 =9A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau 10cm trong chân không, I 1 ngược chiều I 2 . Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hệ hai dòng điện gây ra tại M cách I 1 6cm và cách I 2 8cm.
Bài 4: Treo đoạn dây dẫn AB có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị chiều dài dây là 50g, bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang, Biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04T. Định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0. Lấy g = 10m/s.