Vẽ đường tròn tâm O bán kính R = 2cm rồi vẽ hình tám cạnh đều nội tiếp đường tròn (O; 2cm). Nêu cách vẽ ?
a) Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm.
b) Vẽ hình vuông nội tiếp đường tròn (O) ở câu a.
c) Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông ở câu b) rồi vẽ đường tròn (O; r).
Vẽ hình lục giác đều, hình vuông, tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn (O; R) rồi tính cạnh của các hình đó theo R.
a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh a = 3 cm.
b) Vẽ tiếp đường tròn (O; R) ngoại tiếp tam giác đều ABC. Tính R.
c) Vẽ tiếp đường tròn (O; r) nội tiếp tam giác đều ABC. Tính r.
d) Vẽ tiếp tam giác đều IJK ngoại tiếp đường tròn (O ; R).
cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp đtròn tâm O. Vẽ các đường cao BE, CF cắt nhau tại H. Kẻ đường kính BK của (O). chứng minh rằng:
a. BCEF là tứ giác nội tiếp.
b. AHCK là hình bình hành.
c. Đường tròn đường kính AC cắt BE ở M. Đường tròn đường kính AB cắt CF ở N. Chứng minh AM = AN
Cho đường tròn tâm O bán kính R=6cm và điểm A cách O một khoảng 10cm từ A vẽ tiếp tuyến AB ( B là tiếp điểm) và cát tuyến bất kỳ ADC ( C nằm giữa A và D) gọi I là trung điểm của đoạn CD
a) tính độ dài AB, số đo góc OAB
b) chứng minh: bốn điểm A,B,O và I cùng thuộc 1 đường tròn
c) chứng minh: AC.AD=AI^2-IC^2. Từ đó suy ra tính AC.AD không đổi khi C thay đổi trên đường tròn (O)
Cho đường tròn tâm (O), bán kính R ngoại tiếp đa giác dêdu của đường tròn A. Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp đa giác đó (A;R) trong trường hợp a, đa giác là tam giác đều b, đa giác là hình vuông c, đa giác là lục giác đều
a) Vẽ một lục giác đều ABCDEG nội tiếp đường tròn bán kính 2cm rồi vé hình 12 cạnh đều AIBJCKDEMGN nội tiếp đường tròn đó. Nêu cách vẽ :
a) Tính độ dài cạnh AI
b) Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình AIBJCKDEMGN
Hướng dẫn : Áp dụng các công thức ở bài 46
Cho điểm M thuộc cạnh a của tam giác ABC vuông tại A Vẽ đường tròn O đường kính MC cắt BC tại E D BM cắt đường tròn O tại D tia AD cắt đường tròn O tại E AE cắt đường tròn O tại f Chứng minh câu a tứ giác ABCD nội tiếp K là phân giác góc s a b c a b c d đồng quy câu d d m là phân giác góc ade câu a m là tâm đường tròn nội tiếp tam giác hde f d f song song AB