Bốn câu cuối: Tâm trạng của người tù cách mạng
- “Nghe hè dậy”: cảm nhận bức tranh mùa hè bằng cả tâm hồn rạo rực, náo nức. Nhưng cũng chính bức tranh hè ấy làm nên ngọn lửa như thiêu đốt, như dằn vặt cháy bỏng thôi thúc tác giả vươn tới cuộc sống tự do ngoài song sắt.
- Thông qua những động từ mạnh và tính từ “ngột”, “chết uất”, “đạp tan phòng”: tâm trạng được đẩy lên càng lúc càng cao độ là khát vọng cởi trói, là sự ngột ngạt, uất ức không cam chịu, là ý chí được hành động.
- Cách ngắt nhịp:
+ “Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”: Câu thơ ngắt nhịp 6/2 tạo nên sự bức bối, bực bội, bi thiết.
+ “Ngột làm sao, chết uất thôi”: Câu thơ ngắt nhịp 3/3 khiến cảm xúc như dồn nén, bật ra tuôn trào.
- Tiếng chim tu hú:
+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.
+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.