Vật có khối lượng 1kg được thả rơi tự do ở vị trí cách mặt đất 20m, lấy g=10m/s^2 chọn gốc thế năng tại mặt đất, khi vật rơi từ cuối giây thứ nhất đến hết giây sau cùng ( vật đến mặt đất ). Tính
1. Độ biến thiên động năng của vật trong quá trình này.
2. Độ biến thiên động lượng của vật trong quá trình này.
Ở cuối giây thứ nhất, vận tốc của vật là:
\(v=v_0+gt=10.1=10\left(m/s\right)\)
Cơ năng tại vị trí ban đầu đúng bằng thế năng của vật:
\(W=W_t=mgh=1.10.20=200\left(J\right)\)
Cơ năng được bảo toàn=> cơ năng của vật khi chạm đất bằng 200(J)
\(\Rightarrow\frac{1}{2}mv^2=200\Leftrightarrow v=\sqrt{400}=20\left(m/s\right)\)
a/ Độ biến thiên động năng của vật là:
\(\Delta W_đ=\frac{1}{2}.1\left(20-10\right)^2=50\left(J\right)\)
b/ Độ biến thiên động lượng của vật là:
\(\Delta p=1.\left(20-10\right)=10\left(kg.m/s\right)\)