Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Nhi

Vào trong phòng triển lãm ở vương quốc gia Cúc Phương em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng chữ:''Kẻ thù của rừng xanh'', mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh con người.

Từ thông điệp trên em hãy viết một bài văn nghj luận ngắn bàn về việc bảo vệ rừng hiện nay

Nhã Doanh
8 tháng 2 2018 lúc 9:51

II – Để có độ “mở” tạo cơ hội cho người viết trình bày những cảm nhận riêng của bản thân xoay quanh nạn phá rừng. Song ở đây không gò bó người viết đi theo những trình tự lập luận quen thuộc.

Cần chú ý một số điểm sau: 

1. Từ lời giới thiệu hấp dẫn, có tính giáo dục cao trong phòng triển lãm ở rừng quốc gia Cúc Phương, người viết cần khẳng định: “Kẻ thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người:

+ Con người không hiểu biết…

+ Con người vô trách nhiệm…

+ Con người hám lợi…

+ Con người coi thường pháp luật…

v.v…

– Con người (dù trục tiếp hay gián tiếp) chính là kẻ thù gây tội ác cho rừng xanh.

2. Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu, khiến mỗi người còn “đọc” được bao điều hệ trọng khác.

– Soi vào gương ta nhìn thấu suốt, ta nghe vọng về tiếng rừng xanh kêu cứu. Hiện trạng diện tích rừng bị thu hẹp một cách báo động (dẫn chứng bằng số liệu cụ thể – so sánh sự tàn phá mỗi ngày một tăng cả ờ trong nước và trên thế giới)

– Soi vào gương ta thấy hậu quả của thảm hoạ phá rừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, đời sống sản xuất, sức khoẻ con người, an ninh xã hội… (bão lũ, sự nóng lên của trái đất v,v…).

– Soi vào gương ta ngẫm lại mình, có làm điều gì gây hại cho rừng không?

– Soi vào gương ta thấy mình đáng yêu, đáng sống lắm chứ. Vậy hà cớ gì ta lại “đào mồ” để chôn ta (chặt phá rừng – huỷ diệt lá phổi của sự sống…)

– Soi vào gương ta thấy trách nhiệm bảo vệ rừng không phải của riêng mà của tất cả chúng ta.

– Đề ra những giải pháp ngăn cấm nạn phá rừng…

3. Khẳng định sống hoà hợp với thiên nhiên – là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay.



đề bài khó wá
8 tháng 2 2018 lúc 9:05

“Chúng em vui sao khi đàn chim trở lại. Thiên nhiên của chúng em là rừng xanh tươi mãi mãi…”. Các bạn có nhận ra những câu hát quen thuộc này không? Đó là câu hát trong một bộ phim rất nổi tiếng ở Việt Nam: Khi đàn chim trở về. Câu hát ấy cứ vang vọng mãi trong tâm trí tôi, gợi cho tôi bao suy nghĩ. Đúng! Thiên nhiên của chúng ta đã từng xanh tươi với những “rừng vàng biển bạc” và có lẽ sẽ xanh tươi mãi mãi nếu “kẻ thù của rừng xanh” không xuất hiện. Kẻ thù của rừng xanh là ai? Các bạn biết không, vào trong phòng triển lãm của rừng quốc gia Cúc Phương (Nho Quan – Ninh Bình) bạn sẽ thấy trên tường một ô của gỗ có gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của mình. Vâng! Kẻ thù của rừng xanh! Kẻ thù của rừng xanh, không ai khác chính là chúng ta, là con người, vì sự kém hiểu biết, vô trách nhiệm, vì những món lợi trước mắt mà con người đang dần trở mặt với những khu rừng, gây ra tội ác đối với rừng xanh. Rừng và con người vốn là những người bạn tốt, gắn bó thân thiết. Rừng đã bảo vệ, che chở, giúp đỡ cho nhân dân Việt Nam trong những cuộc chiến tranh tàn khốc: “Rừng xà nu uỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…” (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành). Rừng như những người, đồng chí, đồng đội cùng bộ đội ta lập chiến luỹ, vây bắt quân thù: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù ” (Việt Bắc- Tố Hữu) Rừng – một người bạn tốt, người đồng đội can trường, dũng cảm đã cùng chúng ta đồng cam cộng khổ khi khó khăn… Thử hỏi, cuộc sống hiện nay của chúng ta sẽ ra sao nếu không có rừng? Hành tinh xanh của chúng ta sẽ như thế nào nếu như rừng – lá phổi xanh của trái đất bị tàn phá đến chết dần chết mòn? Con người có thể sống được không, nếu không còn ôxy cho chúng ta hô hấp?… Nếu coi sự tàn phá khủng khiếp của những tên lâm tặc là giai đoạn đầu của căn bệnh ung thư phổi thì phải chăng sự thờ ơ, lãnh đạm của con người đối với rừng là chất xúc tác để đẩy căn bệnh nan y ấy đến giai đoạn cuối? Con người biết hay không những gì mình đã và đang làm với rừng xanh? tấm gương trong phòng triển lãm của vườn quốc gia Cúc Phương cho bạn thấy điều gì? Đó là chân dung của bạn, của tôi, của chúng ta, tất cả những con người đang sống và hít thở bầu không khí trong lành mà rừng xanh mang lại nhưng lại vô trách nhiệm với rừng. Vô trách nhiệm với rừng cũng chính là vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Chúng ta không quan tâm đến rừng, đến sự sống còn của rừng tức là chúng ta đang huỷ hoại cuộc sống của chính mình và tất cả mọi người. Kẻ thù của rừng xanh chính là con người chúng ta Nhìn vào gương bạn thấy không? Những tiếng kêu cứu vang vọng từ rừng xanh, những tiếng kêu tha thiết của người bạn đang bị chặt đi những cánh tay, đôi chân đang rỉ máu trong đau đớn của sự phản bội. Và mặc cho những tiếng kêu thảm thương ấy, những con người vô tâm, vô tình vẫn không ngừng ra tay tàn phá rừng, để mỗi năm họ cướp đi hàng ngàn, hàng vạn hécta rừng. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, năm 1943, diện tích rừng tự nhiên là 14,3 triệu ha nhưng đến năm 1983 chỉ còn lại khoảng 6,8 triệu ha. Như vậy trung bình một năm Việt Nam mất đi 187.500 ha rừng – một con số báo động so với diện tích rừng ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhà nước đã ban hành các luật về bảo vệ rừng nhưng do sự thiếu hiểu biết của con người nên diện tích rừng Việt Nam vẫn tiếp tục bị suy giảm. Giai đoạn 1985 – 1990 trung bình một năm Việt Nam trồng 100.000 ha rừng nhưng diện tích rừng bị phá lên đến 220.000 ha. Con người chặt phá rừng như vậy để làm gì? Để làm những đồ nội thất sang trọng, xây dựng những ngôi nhà sàn nghỉ dưỡng cao cấp hay có khi đơn giản chỉ để lấy củi… Ở nhiều nước, nhiều châu lục trên thế giới lượng gỗ khai thác được lấy làm củi chiếm tỉ lệ lớn như ở Châu Phi 8,8%, Châu Á 75%, Nam Mĩ 72%… Hơn một nửa số gỗ được khai thác chỉ để làm củi. Những con số kia chứng tỏ điều gì? Đó là sự khai thác bừa bãi của con người đối với rừng, chỉ để phục vụ cho những nhu cầu tàm thường mà không nghĩ đến hậu quả. Hậu quả của những việc làm ấy, bạn thấy không? Nếu chưa thấy, hãy nhìn vào gương – tấm gương thời gian, để cùng nhìn lại. Mỗi năm môi trường sống của chúng ta lại một xấu đi, nhiều quy luật tự nhiên đã bị thay đổi, bão, lũ, sóng thần, động đất… xảy ra thường xuyên bất thường. Chắc các bạn còn nhớ trận sóng thần, rồi cơn bão Chan chu lịch sử cách đây mấy năm trước ở Đông Nam Á. Cơn bão đã phá huỷ hàng ngàn ngôi nhà, làm hàng triệu người dân bị thiệt mạng, bị mất nơi cư trú. Tất cả cũng chỉ do những khu rừng phòng hộ ngày càng giảm sút. Xã hội của chúng ta đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp khu chế xuất… ra đời, thải ra hàng tấn khí thải mỗi năm. Môi trường của chúng ta sẽ ra sao nếu mất đi “chiếc máy điều hoà” – Rừng xanh. Sức khoẻ con người có thể tốt được không khi sống trong một môi trường đầy khói bụi và C02? Hãy soi mình vào gương đi các bạn! Soi vào đó và ngẫm lại chính mình. Mình đã làm điều gì gây hại cho rừng? Mình đã làm gì để bảo vệ rừng? Soi vào gương để thấy mình xinh đẹp, đáng yêu, đáng sóng biết chừng nào. Cuộc sống có muôn vàn những điều mới lạ với muôn sắc muôn màu mà có lẽ sống đến 100 tuổi, 200 tuổi chúng ta cũng chưa khám phá hết. Vậy mà trong những năm tháng tới chúng ta phải sống trên giường bệnh, hằng ngày phải chống chọi với những cơn đau chỉ vì mắc phải một căn bệnh nào đó do môi trường bị ô nhiễm thì còn đâu là thú vị?… Tại sao chúng ta lại tự đào mồ chôn mình như vậy? Tại sao chúng ta không bảo vệ sức khoẻ của mình, cuộc sống của mình khi mà chúng ta có thể làm điều đó? Hãy bảo vệ những khu rừng, vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ của chính chúng ta. Bảo vệ rừng không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là của tất cả chúng ta, những người đang sống, đang hít thở bầu không khí trong lành do rừng xanh mang lại… Để bảo vệ rừng mỗi người chúng ta cần có ý thức, có trách nhiệm hơn, chấp hành luật pháp, ngăn chặn những hành vi sai trái gây tổn hại cho rừng. Mỗi nước trên thế giới cần triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng sao cho phù hợp với hiện trạng ở từng nước. Tiến hành giao đất giao rừng cho nông dân để việc bảo vệ rừng không còn là của riêng một cơ quan hay tổ chức nào. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc thiểu số định canh định cư, ổn định cuộc sống để họ ngừng tập tục sống du canh du cư rồi đốt rừng làm rẫy. Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của rừng cho người dân, đặc biệt là các em học sinh. Tổ chức các buổi học ngoại khoá, thực hành, tìm hiểu thiên nhiên để các em có cư hội tiếp xúc với thiên nhiên, để các em biết yêu thiên nhiên và nhận thức được vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người, của chính các em. Nghiên cứu các giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ớ mỗi vùng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thực hiện tái sinh rừng. Nghiêm cấm các hành vi phá hoại rừng, khai thác gỗ trái phép. Ban hành “Sách đỏ” để bảo vệ các giống cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng… Dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh” cùng tấm gương đằng sau ô cửa gỗ trong phòng triển lãm của rừng quốc gia Cúc Phương (Nho Quan – Ninh Bình) là bức thông điệp cho những ai chưa thấy được tầm quan trọng của rừng và hậu quả của việc phá rừng, cho những ai hờ hững với tiếng kêu cứu thê thiết từ rừng xanh. Vạn vật trên Trái đất là một tổng thể đăng đối, hài hoà. Tất cả đều có sự sống, có linh hồn. Con người không thể ích kỉ chỉ vì cái lợi của mình mà quên đi sự tồn tại của các sinh vật khác. Con người phải chung sống hoà thuận với thiên nhiên – đó là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay. Nếu cố tình đi ngược lại quy luật ấy ắt sẽ tự dẫn đến sự huỷ diệt chính bản thân mình.


Các câu hỏi tương tự
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Nhi nè
Xem chi tiết
Phan Quốc Bảo
Xem chi tiết
Lê Chi
Xem chi tiết
Đặng Thúc Huy
Xem chi tiết
Lý Vũ Thị
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết