Văn hào Nga T.Sêkhốp khi bàn về vai trò của người nghệ sĩ đã nói:''Một nghệ sĩ chân chính phải là 1 nhà nhân đạo từ trong cốt tủy''
Em hãy chứng minh nhận định trên qua văn bản ''Sống chết mặc bay'' của Phạm Duy Tốn,từ đó hãy liên hệ với tinh thần nhân đạo có trong văn bản ''Bánh trôi nước'' của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
1. Giải thích ý kiến
- Ý kiến khẳng định nhà văn, nghệ sĩ đích thực là người phải viết về con người, dành tình yêu thương, quan tâm cho con người, đặc biệt là những người nghèo khổ.
- Vì: Mục đích đầu tiên và đối tượng hướng về cuối cùng của văn học là con người. “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (Ngồi buồn viết mà chơi - Nguyễn Minh Châu).
- Phạm Duy Tốn và Hồ Xuân Hương là những nghệ sĩ chân chính, là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.
2. Chứng minh qua Bánh trôi nước và Sống chết mặc bay
- Khẳng định, đề cao vẻ đẹp hình thức và tâm hồn của người phụ nữ (Bánh trôi nước)
- Xót thương, cảm thông cho số phận, cuộc đời bất hạnh, khổ đau của con người:
+ Người phụ nữ đẹp nhưng số phận bất hạnh, không được tự quyết định tương lai hạnh phúc của mình.
+ Những người nông dân chân lấm tay bùn là nạn nhân của thiên tai địch họa và thói vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
- Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên cuộc sống con người (quan phủ, nha lại)
- Đồng tình với những ước mơ, khát vọng chân chính của con người.