Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chicothelaminh

tục ngữ có câu ; đi 1 ngày đàng học mọt sàng khôn .nhưng có bạn nói ; nếu không có ý thức hoc tập thì chắc chắc gì đã có '' sàng khôn '' nào ! hãy nêu ý kiến của em và chứng minh ý kiến dó là đúng

giúp mik nha nhanh nhanh

Huyền Anh
28 tháng 1 2017 lúc 20:28

Từ xưa, con người ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc học để mở mang hiểu biết. Đúc kết từ quá trình sống, học hỏi lâu đời, ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.



Đây là lời khuyên cho con cháu phải biết đi đây đi đó để học hỏi thêm điều hay, trau dồi tri thức.



Câu tục ngữ này hẳn phải có từ lâu đời. Trong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, con người sống lạc hậu, quanh năm quanh quẩn ruộng đồng, chẳng mấy khi có dịp đi đâu xa. Thế nhưng người ta vẫn quan trọng việc học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là đi xa nơi mình ở một chút càng học nhiều điều hay. Một ngày là quãng thời gian quá ngắn so với cả đời người. "Đi một ngày đàng" với người xưa đi bộ thì quãng đường chẳng xa là bao. Tuy nhiên, người ta lại khẳng định "học một sàng khôn". "Sàng" là một công cụ được đan bằng tre hay nứa, được dùng để sàng gạo. "Sàng khôn" là cách đếm ước lượng với ý nghĩa là nhiều điều này. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" mang ý nghĩa là khi đi ra ngoài, được tiếp xúc thì ta sẽ học hỏi được nhiều điều. Vậy nên con người cần đi nhiều hơn để học được nhiều điều hay từ thực tế cuộc sống. Đi thêm một ngày đàng là thêm một "sàng khôn".



Xã hội ngày càng tiến bộ dần, không học hỏi thì con người không thể tiến kịp thời đại. Thực tế, lịch sử đã chứng minh điều đó. Những chế độ xã hội xưa không tạo ra nhiều cơ hội cho con người học tập, đi đó đây. Vì vậy mà kinh tế nước ta trong các chế độ đó kém phát triển, cùng kiệt nàn, lạc hậu và thua xa các nước phương Tây thời bấy giờ. Hiện nay, giáo dục được đầu tư chú trọng, ai cũng có thể học tập, dân trí nâng cao, do đó mà kinh tế nước ta đã dần phát triển mạnh mẽ, đang trong đà đi lên sánh kịp với các cường quốc năm châu.



Muốn tiến kịp thời đại, con người phải đi đó đây học hỏi những điều hay trên toàn thế giới. Phải đi rộng, biết nhiều, "đi một ngày đàng" để được tận mắt thấy tai nghe những điều hay, sự tiến bộ của xã hội thì mới biết mình còn kém cỏi bao nhiêu. "Đi một ngày đàng" cũng có ý nghĩa là học được những điều rất thực tế. Hiện nay, người ta thường học theo kiểu lí thuyết suông trong các trường học, cách học này không hiệu quả, không thể ứng dụng thực tiễn được. Câu tục ngữ là lời khuyên ý nghĩa cho việc học hiệu quả. Chúng ta học trong trường, trong sách vở, học ở thầy, ở bạn nhưng không thể quên được trong thực tế cuộc sống. Học từ thực tế là phương pháp học khoa học nhất bởi nó có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học tập gắn liền lao động và ứng xử trong xã hội. Nếu chỉ biết học trong trường lớp mà xa rời cuộc sống thì sẽ bị lúng túng, thiếu kĩ năng khi bước vào đời.



Thực tế cuộc sống dù bất kì ở đâu cũng có cái hay cho ta học hỏi.Thế nhưng quả đúng như nhiều người nói: "Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn". "Sàng khôn" là cái hay mà ta phải chọn lọc từ cuộc sống này. Chẳng khi nào nó chịu bày ra trước mắt cho ta thấy mà học. Chỉ có những người có ý thức học tập, ham hiểu biết mới tìm tòi phát hiện ra những điều hay và ghi nhớ chúng. Còn những người ngược lại thì dù có phơi bày cái hay ra trước mắt thì chắc gì người ta đã thấy, mà đã thấy thì chắc gì muốn đem về cho mình. Hơn nữa, muốn học được sàng khôn thì cũng phải biết nhận xét, đánh giá và phân tích xem cái nào là cái "khôn" cần học. Có như vậy mới thật sự được "sàng khôn" theo đúng nghĩa của nó.



Ngày nay nhu cầu của việc học là rất lớn. cần học để tiếp thu tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại để phục vụ xay dựng và phát triển đất nước. Học sinh, sinh viên nước ta phải đi du học qua các nước phát triển khác là vậy...Trong giai đoạn hiện nay, dù đang trong đà đi lên nhưng kinh tế, cơ sở vật chất nước ta vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển, thiếu thốn. Việc cấp bách là phải học hỏi các nước bạn tiên tiến để nhanh chóng xóa bỏ cùng kiệt nàn lạc hậu. Chính vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn có ý nghĩa to lớn đến ngày nay.
Truyền thống hiếu học của nhân dân ta từ xưa đã được khẳng định. Thế nhưng, ngày xưa có mấy ai được đi học. Họ phải tự khuyên nhau, bảo ban nhau mà tự học, điều đó chứng tỏ đầu óc thực tế của người lao động. Họ luôn ý thức rằng kiến thức mình còn hạn hẹp, cần trau dồi nhiều hơn nữa và khuyên con cháu mình như thế:
''Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.''
Hay:
''Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.''
Việc học với mỗi người học sinh chúng ta là rất quan trọng. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là một lời khuyên ý nghĩa cho việc học của chúng ta. Chúng ta phải biết áp dụng nó, đi nhiều để học hỏi được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống. Có nhiều tri thức, chúng ta sẽ góp phần xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp.

Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 1 2017 lúc 0:30

Tục ngữ ca dao là kho tàng trí tuệ, là túi càn khôn của ông cha ta. Gửi gắm vào đó là bao bài học quý giá nhằm dạy con cháu người Việt Nam biết cách làm người sống cho phải đạo. Đặc biệt là câu tục ngữ ;"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ có ý nghĩa như một lời khuyên, một lời cổ vũ cho việc đi xa học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của con người. Câu tục ngữ trở thành một chân lý cho mọi người, mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện đại ngày nay. Để hiểu thấu đáo lời dạy của ông cha ta, trước hết ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ. Xét theo nghĩa đen thì "Đi một ngày đàng" chỉ việc đi ra khỏi phạm vi nơi mình học tập và sinh sống. "Học một sàng khôn" có nghĩa là học được một số điều khôn ngoan của xã hội. Nếu nói một cách cụ thể thì câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" có nghĩa là chỉ việc đi xa để học thêm kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiễm và cao hơn là khả năng, năng lực suy xét giải quyết các vấn đề do đời sống đặt ra sao cho có hiệu quả nhất. Hay nói một cách khác câu tục ngữ khuyênc húng ta không chỉ học kiến thức ở trường mà còn phải học kiến thức ở thực tế xã hội. - Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Nó nêu lên một chân lý phổ biến và đã được thực tế chứng minh rõ ràng đúng đắn. Mỗi khi chúng ta được đi tham quan thực tế hay có dịp đi xa đã giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tận mắt nhìn thấy tận tai nghe thấy thì mới khẳng định sự việc đó là đúng. Cho nên dân gian mới có câu: "Trăm nghe không bằng một thấy" là như vậy. - Câu tục ngữ khuyên chúng ta không chỉ học tập kiến thức ở trong nhà trường mà còn phải học tập trí khôn ở trong thực tế. Mỗi một lần trải nghiệm thực tế, va vấp ngoài đời là ta khôn lên và hiểu biết rất nhiều. Chính việc đi một ngày đàng lại còn giúp chúng ta một lần thực hành và nắm kiến thức đã học trong nhà trường chắc hơn. - Qua câu tục ngữ ông cha ta khuyên bảo chúng ta cả hai hình thức học tập là học trong nhà trường và trong thực tế cuộc sống. Tức là chúng ta không nên xem nhẹ hình thức học nào mà phải kết hợp hai hình thức học hay chính là học đi đôi với hành. Có như vậy chúng ta mới nhận thức được đầy đủ toàn diện cả lí thuyết và thực hành. - Câu tục ngữ :"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" là câu tục ngữ thể hiện khát vọng của người xưa được đi xa để học hỏi. Nó là một nhận thức hoàn toàn đúng. Đối với thế hệ trẻ ngày nay cần phải hiểu đúng lời dạy để có ý thức rèn luyện mình để học tập cho tốt nhằm thực hiện ước mơ ngàn đời của ông cha ta


Các câu hỏi tương tự
Trần Ngọc Quyên Vân
Xem chi tiết
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết
Nhung Lê Thị Tuyết Nhung
Xem chi tiết
Huyok
Xem chi tiết
Thư Nhã
Xem chi tiết
nguyễn phương chi
Xem chi tiết
ヽNothing♬
Xem chi tiết
Selina Moon
Xem chi tiết
Chi Hoàng
Xem chi tiết