Văn bản ngữ văn 8

Chun kiute

Trong văn bản "Bàn luận về phép học" hãy viết một đoạn văn mà tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của việc học.

Nguyen
5 tháng 4 2019 lúc 19:05

Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.
Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến thất bại, phá sản,….
Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh, hiệu quả, có giá trị kinh tế.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo, đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước quả là rất đúng.
Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.

Diệu Huyền
3 tháng 9 2019 lúc 6:51

Mỗi con người khi sinh ra đều có xuất phát điểm giống nhau, không ai là thiên tài, vĩ nhân ngay từ khi mới lọt lòng. Tất cả tri thức mà con người có được đều do việc học tập, tu dưỡng mà thành. Một đất nước muốn phát triển phải có những nhân tài, hào kiệt. Do đó, từ xưa đến nay vấn đề giáo dục, cách thức học tập của con người được rất nhiều người quan tâm. Thời vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã dâng tấu để Bàn luận về phép học, đó thực sự là tấu trương của một vị quan hết lòng vì dân, vì nước.
Đoạn trích Luận học pháp tuy chỉ là một chương trong bài tấu của La Sơn Phu Tử nhưng tự nó đã thành một văn bản hoàn chỉnh với cách lập luận rất chặt chẽ.
Mở đầu bài viết, tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của việc học cũng như thực trạng tiêu cực của việc học đang hiện hành. “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Tác giả sử dụng lối viết phủ định để mà khẳng định ; khẳng định, nếu con người không học không thể nào biết đến “đạo”. “Đạo” theo tác giả không phải là cái gì quá xa vời mà là “lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”, hẹp là quan hệ giữa người với người, rộng là quan hệ trong xã hội. Với xã hội phong kiến, đó chính là “tam cương, ngũ thường”, những quan hệ rường cột của xã hội. Việc học đóng vai trò quan trọng nhưng tác giả đã nêu ra một thực trạng đáng buồn của việc học ở nước ta thời bấy giờ : “nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Lối học “hình thức” là nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút của nền giáo dục. Người học không có ý thức trau dồi đạo đức, học không để “lập đức”, “lập công” mà chỉ vì “danh lợi”. Một thứ danh lợi phù phiếm, nhất thời. Thảm hoạ hơn, chính những con người học vì danh lợi đó lại trở thành những rường cột của đất nước : “Chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Hậu quả tất yếu sẽ kéo theo là : “nước mất, nhà tan”. La Sơn Phu Tử đưa ra những dẫn chứng không phải chỉ nhằm cảnh báo mà đó thực sự là hiện trạng của việc học đương thời. Nếu không có biện pháp để chấn hưng thì những hậu quả tất yếu sẽ xảy ra.
Cách lập luận của nhà văn rất lô gích, các vế câu có mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả chặt chẽ khiến cho lời vãn giàu sức thuyết phục.
Trên cơ sở nêu lên tầm quan trọng của việc học cũng như thực trạng tiêu cực của nền học vấn hiện hành, Nguyễn Thiếp đã đưa ra biện pháp khôi phục nền “chính học”. Ông thực sự là một người có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, khi đưa ra các biện pháp theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Thứ nhất, theo ông, để chấn hưng nền chính học, việc trước mắt là cần phải mở rộng trường học “cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đểu tuỳ đâu tiện đấy mà đi học”. Việc học phải được tiến hành dưới mọi hình thức phổ biến, khiến cho ai ai cũng ý thức được sự cần thiết của việc học. Chỉ khi người dân ý thức được như vậy, họ mới có đam mê học hỏi thực sự.
Thứ hai, ông đã đưa ra các phương pháp cụ thể để chấn hưng phép học. Phương pháp đầu tiên đó là học phải vừa sức, phù hợp với từng trình độ, lứa tuổi : “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học tứ thư, ngũ kinh, chư sử”. Việc học phải là cả một quá trình, chia ra làm nhiều giai đoạn, không thể đốt cháy giai đoạn. Có như vậy mới xây dựng được tri thức nền tảng. Phương pháp thứ hai, La Sơn Phu Tử đưa ra đó là “Học rộng rồi tóm lược cho gọn”, có nghĩa là học rộng, biết nhiều nhưng để nắm vững thì phải biết tóm lược, chắt lọc những ý chính để biến kiến thức đó thành kiến thức chung của mình. Suy cho cùng, mục đích của việc tóm tắt chính là để hiểu một cách sâu sắc hơn. Phương pháp cuối cùng mà bề tôi của Quang Trung đưa ra đó là “theo điều học mà làm”, tức phải gắn những điều học được vào thực tiễn, học để mà làm. Đây mới là cái đích thực sự của việc học. Nếu chúng ta chỉ học lí thuyết mà không biết gắn nó với thực tiễn thì lí thuyết mãi chỉ là lí thuyết, không có giá trị, ý nghĩa. Học là để có thể cải thiện cuộc sống, làm cho nó tốt đẹp lên. Nhà văn đã nêu ra những phương pháp học tập rất xác đáng, có ý nghĩa phổ quát.
Tác giả có một niềm tin mãnh liệt vào phương pháp mà mình đưa ra, hi vọng rằng những phương pháp đó sẽ chấn hưng nền giáo dục nước nhà, góp phần sản sinh ra nhiều nhân tài, hào kiệt cho đất nước : “Đạo học thành thì người tốt nhiều ; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.
Với cách lập luận lô gích, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, tấu chương của La Sơn Phu Tử thật sự là những lời tâm huyết, những kinh nghiệm quý giá của một vị quan hết lòng vì dân, vì nước. Những luận bàn của ông về phép học thực sự là quan niệm đúng đắn, có giá trị với mọi thời. Thiết nghĩ, hiện nay nền giáo dục Việt Nam hiện đại cũng đang tích cực đổi mới theo hướng mà La Sơn Phu Tử đã nêu ra cách đây hơn hai trăm năm. Vậy chúng ta những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ làm gì để trở thành người có ích cho xã hội. Tôi nghĩ rằng, sau khi đọc Luận pháp học,

bé Bắp
3 tháng 9 2019 lúc 8:14

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta.

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
4 tháng 9 2019 lúc 9:02

1MB
Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng, vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành thì sao?
2TB(dàn bài thôi nhaz)
-Giải thích ngắn gọn nội dug phép học trong bàn luận về phép học
+ Mối wan hệ giữa học và hành
+học là gì? hành là j`?
=> hoc5 với hành tuy 2 mà 1
- Vi2 sao học phải đi đôi với hành
-khẳg định wan niệm của ls phát triển là hoàn toàn đúg
-học và hành luôn đi đôi, gắn liền chặt chẽ:
+học hok hành thì việc học vô ích(nêu dẫn chứg)
+ hành mà hok hoc thì việc học gặp khó khăn, hok thành thạo, trôi chảy, chất lượg thấp(dẫn chứg)
=> học giữ vai trò chủ đạo,hành củg cố bổ sung và hoàn chỉnh học
-Thực hiện học và hành ntn?(dẫn chứg)
3KB
-khẳng định giá trị vấn đề : pp học tốt nhất là học lun lun đi đôi với hành.Liên hệ bản thân.


Các câu hỏi tương tự
Đặng Trangg
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Nhung Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ngân Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Hà
Xem chi tiết
Đặng Văn Cường
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Linh
Xem chi tiết
Nịnh Thái Sơn
Xem chi tiết