Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thái Kim Mai

Trong suốt hơn 2 thế kỉ (XVI-XVII),đất nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt ,mà lịch sử gọi là Nam triều-Bắc triều, rồi Đảng Trong-Đảng Ngoài. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chia cắt lâu dài đó; tình trạng đó gây những hậu quả gì đối với đất nước và vì sao trong hoàn cảnh như vậy, ông cha tâ vẫn sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần?

Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 11:35

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay năm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.

Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường
ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Bắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh", ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước.

hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc Triều :

Trong trận đánh năm 1570, nhân dân Thanh Hoá già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, di phu.
Mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất ìà những năm có thiên tai lớn. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa. Nhân dân đói khổ phiêu bạt, tan tác vào Nam ra Bắc, trong cõi Nghệ An đìu hiu, vắng tanh".
Chế độ binh dịch càng đè nặng lên đời sống nhân dân .
Thời gian họ Mạc rút lên Cao Bằng, nhân dân vẫn tiếp tục phải đi lính, đi phu, gia đình li tán.

- Hậu quả của chiến tranh Trịnh-Nguyễn : Đất nước bị chia cắt. Nhân dân bị đói khổ, li tán.
+ Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê ; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê? nhân dán gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".


Các câu hỏi tương tự
BTS-Suga,Jungkook
Xem chi tiết
Dịch Dương Thiên Tỉ
Xem chi tiết
Nhật Tân
Xem chi tiết
Trang Thùy
Xem chi tiết
phan quỳnh như lê
Xem chi tiết
thanh dat nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết