Dựa vào kích thước bể ta tính được thể tích.
Từ thể tích ta tính được khối lượng theo công thức: \(m=D.V\)
Dựa vào kích thước bể ta tính được thể tích.
Từ thể tích ta tính được khối lượng theo công thức: \(m=D.V\)
Có nhiều trường hợp không thể dùng cân để xác định khối lượng của vật. Khi đó, nếu biết khối lượng riêng của chất tạo nên vật, ta có thể xác định được khối lượng của vật. Ví dụ, các kim tự tháp Ai Cập được dựng lên bằng những khối đá hoa cương hình lập phương. Nếu biết khối lượng của một khối đá có chiều dài 10 cm là 2,75 kg, người ta tính được khối lượng của các khối đá dùng để dựng lên các kim tự tháp. Người ta đã làm điều đó như thế nào?
Chuẩn bị
Thước, cân, khối hộp chữ nhật.
Tiến hành
- Xác định khối lượng m của khối hộp bằng cân (hình 14.2).
- Đo thể tích của khối hộp:
+ Dùng thước đo các kích thước của khối hộp: chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c.
+ Tính thể tích của khối hộp chữ nhật: V = a.b.c.
- Tính khối lượng riêng của khối hộp: \(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{m}{a.b.c}\)
Một bể bơi có chiều dài 20 m, chiều rộng 8 m, độ sâu của nước là 1,5 m, tính khối lượng của nước trong bể.
Chuẩn bị
Cân, viên đá (sỏi), ống đong, nước.
Tiến hành
- Dùng cân xác định khối lượng m của viên đá.
- Đo thể tích của vật:
+ Đổ nước vào ống đong, đọc giá trị thể tích nước V1.
+ Nhúng ngập viên đá vào nước trong ống đong, đọc giá trị thể tích V2 (hình 14.3).
+ Tính thể tích viên đá cuội: V = V2 – V1.
- Tính khối lượng riêng của viên đá cuội: \(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{m}{V_2-V_1}\).
Tại cùng một nơi trên mặt đất, trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của nó. Số đo trọng lượng P (tính ra niutơn) gần bằng 10 lần số đo khối lượng m của nó (tính ra kilôgam). Chứng minh rằng: Trọng lượng riêng của vật (kí hiệu là d): d = 10D.
Một nhóm học sinh tiến hành xác định khối lượng riêng của các viên bi giống nhau. Một bạn tiến hành thí nghiệm với một viên bi. Một bạn khác đề nghị đo tổng khối lượng và tổng thể tích của 10 viên bi. Cách làm nào cho kết quả chính xác hơn? Vì sao?
Chuẩn bị
Chất lỏng cần xác định khối lượng riêng, cốc đong, cân.
Tiến hành
- Xác định khối lượng của lượng chất lỏng:
+ Dùng cân xác định khối lượng m1 của cốc đong.
+ Đổ lượng chất lỏng cần xác định khối lượng riêng vào cốc đong. Dùng cân xác định tổng khối lượng m2 của cốc đong và lượng chất lỏng (hình 14.1).
+ Tính khối lượng của lượng chất lỏng: m = m2 – m1.
- Đo thể tích của lượng chất lỏng: Đọc giá trị thể tích V của lượng chất lỏng trên cốc đong.
- Tính khối lượng riêng của lượng chất lỏng: \(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{m_2-m_1}{V}\)
Ước tính tổng khối lượng không khí ở trong lớp học của em khi đóng kín cửa.
Tính khối lượng của một khối nhôm hình hộp chữ nhật, có chiều dài 10 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 5 cm.