Bài tập vận dụng – Hoàng Lê nhất thống chíBài 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...) Câu 1: Những câu văn trên được rút ra từ t...
Đọc tiếp
Bài tập vận dụng – Hoàng Lê nhất thống chí
Bài 1.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)
Câu 1: Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Đó là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
Câu 2: Nêu nội dung chính và tác dụng của lời phủ dụ? Hây kể tên một tác phẩm có cùng mục đích như lời phủ dụ?
Câu 3: Các tác giả của đoạn văn trên vốn là những người trung quân rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng lên hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy? Em hãy lí giải ngắn gọn về điều đó?
Câu 4: Từ hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ, cùng vốn hiểu biết của em, bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, hãy ghi lại những suy nghĩ của mình về trách nhiệm ở tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.
Bài 2:
Cho đọạn văn sau:
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)
Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, nhân vật “ta” đã thực hiện kiểu hành động nói nào? Hành động nói đó được thực hiện theo cách trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao em lại khẳng định như vậy?
Câu 3: Qua lời nói này, em hiểu thêm gì về phẩm chất của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật “ta” được thể hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn, có sử dụng một phép nối để liên kết câu.
Câu 5: Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớ tới 2 câu văn nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)?
mn giúp mik vs :<