cảm nhận về những câu thơ
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Cho câu thơ :
“ Sáng ra bờ suối tối vào hang
................................................”
SGK Ngữ văn 8, tâp 2, NXB Giáo dục)
a. Câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai? Em hãy chép tiếp 3 câu sau để hoàn chỉnh bài thơ”
b. Bằng một đoạn văn nghị luận quy nạp khoảng 10 câu, em hãy làm rõ luận điểm sau: “ Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung lạc quan của Bác”. Đoạn văn sử dụng một câu câu cảm thán( gạch chân và chú thích rõ).
c. Kể tên một bài thơ khác trong chương trình văn 8 cũng là sáng tác của tác giả bài thơ trên.
Câu 1: Trong câu thơ thứ nhất, nếu thay đổi thành “Tối vào hang, sáng ra bờ suối” hay “Sáng, tôi ta vào suối với hang” thì ý nghĩa của bài thơ có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
Câu 2: Có mấy cách biểu hiện về 3 chữ “Vẫn sẵn sàng” trong câu thơ thứ 2 bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”? Em chọn cách nào? Vì sao?
Câu 3: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ bằng một đoạn văn khoảng 12-14 câu, trong đó có một câu cảm thán (gạch chân chỉ rõ).
Câu 4: Hãy tìm những điểm chung giữa bài Tức Cảnh Pác Bó và các câu thơ dưới đây trong bài Cảnh rùng Việt Bắc (1947)? Những điểm chung ấy nói lên điều gì?
"Cảnh rừng VIệt Bắc thật là hay
Vượn chim kêu suất cả ngày
...Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tười mặc sức say."
Bài 1: Cho câu thơ: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể hiện nội dung gì?
b. Đoạn thơ trên sử dụng thành công nghệ thuật điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ. Em hãy phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp nghệ thuật đó.
c. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Bài 2:
a. Ghi lại những câu thơ viết về hình ảnh ông đồ thời hoàng kim trong bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên.
b. Giải nghĩa từ “Ông đồ”.
c. Tác giả đã dùng những từ, cụm từ nào để nói về ông đồ? Ý nghĩa của các cách gọi đó?
d. Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.
e. Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề bảo tồn nét truyền thống trong xã hội hiện đại.
PHẦN I (6 điểm): Mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu viết
Khi con tu hú gọi bầy
Câu 1 : Chép chính xác chín câu còn lại để hoàn thành bài thơ.
Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo em, vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy? Câu 3. Cho câu chủ đề:
Bốn câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” là bức tranh tâm trạng chân thực và cảm động của nhà thơ Tố Hữu.
Hãy viết đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) để làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu cảm thán, một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II (4 điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…”
(Trích “ Ông đồ”, Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục VN)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Câu 2. Trong hai câu thơ “ Giấy đỏ buồn không thắm; / Mực đọng trong nghiên sầu…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Từ những vần thơ cảm động, sâu lắng trong bài “ Ông đồ”, hãy viết đoạn văn nghị luận (dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.
ĐỀ 1:
I. ĐỌC – HIỂU
Cho câu thơ :
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Câu 1. Chép tiếp các câu thơ để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh.
Câu 2. Hãy cho biết đoạn thơ vừa chép thuộc khổ mấy của bài thơ nào? Tác giả là ai? Năm sáng tác?
Câu 3. Xác định kiểu câu và hành động nói ở các câu thơ trên.
Câu 4. Khái quát nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 5. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng.
II. TẬP LÀM VĂN
Câu 1. Viết đoạn văn (10-12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc đọc sách đối với mỗi người, theo cách tổng – phân – hợp.
Câu 2 . Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.