Câu 3. Đây là bài ca dao thể hiện nỗi buồn da diết và một cảnh tình đầy thương cảm của người con gái đi lấy chồng xa quê. Tâm trạng đó được biểu hiện qua những hình thức nghệ thuật sau:
- Thời gian: mỗi chiều, lúc mà công việc cơm nước xong xuôi, người phữ mới có những giây phút suy tư của riêng mình.
+ Chiều chiều: từ láy vừa gợi buồn vừa diễn tả sự lặp đi lặp lại của thời gian có nghĩa là chiều nào cũng như thế.
+ Đây là thời gian nghệ thuật quen thuộc phổ biến trong ca dao xưa: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều”, “Chiều chiều xách giỏ hái rau”…
- Không gian: Nơi ngõ sau chứ không phải ngõ trước người vào kẻ ra. Ngõ sau vắng lặng, đồng ruộng mênh mông quê mẹ khuất bóng ở chân trời xa, gợi lên sự cô đơn về thân phận.
- Hành động: “Đứng” chứ không phải ngồi, hay đang làm việc. “Đứng như tạc tượng vào không gian”, đứng biểu hiện sự hướng vọng khắc khoải.
- Nỗi niềm: “Ruột rau chín chiều” chất chứa bao nỗi niềm tâm sự không chỉ là nhớ mẹ, nhớ quê nỗi nhớ đó còn chen cả niềm cay đắng: cay đắng về cuộc đời cực nhọc, cay đắng về thân phận làm dâu côi cút ở nhà chồng, cay đắng vì cha mẹ già nua đau yếu có ai chăm sóc?
- Trong ca dao xưa có rất nhiều câu tương tự như thế.
Câu 4. Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện:
- Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng.
- Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương.
Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà, bàn tay ông bà đã buộc từng nuột lạt ấy. Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
- Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu”.
+ Cụ thể hóa nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể, không thể nào kể xiết. Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:
“Qua cầu ngả nón trong cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấu nhiêu”.
những cau hát về tinh cảm gia đình à