- Trong bài Tiếng gà trưa, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật điệp ngữ.
+ Điệp ngữ "nghe" trong khổ thơ đầu.
=> Tác dụng: Đem lại tiếng gà như ngưng lại, đọng lại làm xao động không gian, xao động lòng người. Nhấn mạnh nỗi xúc động khi nghe tiếng gà nhảy ổ. Nó đã đưa người lính trẻ về với kí ức tuổi thơ những tháng ngày sống bên người bà thân thuộc.
+ Điệp ngữ "vì" trong khổ thơ cuối.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân cao cả nào khác mà chính vì bà, hay nơi quê hương, xóm làng thân thuộc có tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên
Chúc bạn học tốt!
Trong đây hội tụ toàn dân chuyên văn:)