trong bài đêm ngi tàm đọc đỗ phủ cho vợ nghe của nhà thơ phùng quán có một khổ thơ như sau em ơi nếu tử mĩ nhà ở rộng mười gian rào sắt với cổng son thềm cao đá hoa lát chắc ông không thể làm mưa thu mái nhà tốc với những kiến thức văn học đã có sau khi học xong bài ca nhà tranh bị gió thu phá em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về khổ thơ trên
- Đây là một đề mở, cả về phương diện cảm cũng như nghĩ.
- Tất nhiên cảm cũng như nghĩ đều phải chân thực, phải căn cứ vào những điều đã học và vừa học.
Cần nêu rõ thái độ của mình về điểm mà Phùng Quán đã nêu, đại ý là : Nếu Tử Mĩ (tức Đỗ Phủ) giàu sang thì nhất định không thể làm được bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
- Cần nêu được 2 ý chính : Nếu Đỗ Phủ không trực tiếp chịu đựng, trực tiếp thể nghiệm những nỗi khổ do mái nhà của chính mình bị phá nát thì không thể miêu tả và thể hiện những nỗi khổ đó một cách sinh động như thế ; song quan trọng hơn, nếu không khổ đến cùng cực như vậy thì, trong điều kiện xã hội cũ, Đỗ Phủ cũng không thể thông cảm với những nỗi đau khổ của dân và không thể viết được những, vần thơ tràn đầy tinh thần nhân đạo như ở phần cuối.
- Có thể bàn luận thêm : Đối với ngày nay, không nhất thiết là tác giả phải sống cùng cực đã mới có thể viết nên những vần thơ hay, giàu ý nghĩa hiện thực và giá trị nhân đạo, cũng như ngày xưa, cũng không nhất thiết là sống trong cảnh giàu sang thì không thể làm thơ hay. Nói như Bạch Cư Dị, với thơ thì “tình là gốc”. Đỗ Phủ làm thơ hay không phải chỉ vì khổ mà vì cái khổ đã làm cho tình cảm Đỗ Phủ chuyển biến ngày càng hướng về những người nghèo khổ. Như ở bài tập 4 chỉ rõ, Bạch Cư Dị ngay trong lúc làm quan vẫn có thể viết được nhiều bài thơ hay, vì do nhiều nguyên nhân, bấy giờ Bạch Cư Dị đã có tư tưởng tình cảm tiến bộ. Dĩ nhiên, Phùng Quán cũng rất có lí vì vốn sống rất quan trọng. Vốn sống Bạch Cư Dị không thể bằng Đỗ Phủ, nên như ta thấy, thơ Bạch Cư Dị (Chiếc áo lông mới may) cũng hay song không sâu sắc, thấm thía bằng thơ Đỗ Phủ.