- Chức năng nội tiết của tuyến tụy do các tế bào ở đảo tụy thực hiện.
- Có hai loại tế bào trong đảo tụy:
+ Tế bào α tiết glucagôn
+ Tế bào β tiết insulin
- Cơ chế:
+ Khi đường huyết tăng => kích thích tế bào β tiết Insulin có tác dụng chuyển Glucôzơ --> Glicôgen (dự trữ trong gan và cơ).
+ Khi đường huyết giảm => kích thích tế bào α tiết glucagôn có tác dụng chuyển Glicôgen --> Glucôzơ
=> Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hooc môn này mà tỷ lệ đường huyết trong máu luôn ổn định, đảm bảo hoạt động sinh lý diễn ra bình thường.
Theo cơ chế thể dịch là chủ yếu: nhờ vai trò chủ yếu của insulin và glucagon (do tuyến tụy nội tiết bài tiết)
- Insulin là hormone duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết (do tăng thoái hóa vì làm tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào, tăng tổng hợp glycogen từ glucose, tăng tổng hợp acid béo từ glucose ngoài ra nó còn có tác dụng lên chuyển hóa lipid nữa nhưng thôi)
- Glucagon thì ngược lại làm tăng đường huyết do tăng quá trình tạo đường mới (chủ yếu từ các acid amin) tuy nhiên nó không phải hormone duy nhất trong cơ thể làm tăng đường huyết ngoài ra còn có cortisol (hormone của tuyển vỏ thượng thận), noradrenalin và adrenalin (hormone tuyến tủy thượng thận).
Các yếu tố thần kinh cũng có những tác dụng nhất định nhưng không rõ rệt!
- Sau bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên kích thích tế bào a tuy tiết ra hoocmôn insulin, hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và làm tăng tính thấm ở tế bào, tế bào tăng nhận và sử dụng glicôzơ, do vậy nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống và duy trì ờ nồng độ 0,1 %.
- Sau khi chạy lao động thì nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống kích thích tế bào a tuy tiết ra hoocmôn glucagôn, hoocmôn này có tác dụng chuyển glicôgen có ở gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên đến khoảng 0,1 %.