Địa lý tự nhiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dương Thị Diệu

Trình bày những hiểu biết của em về lực Côriolit trên bề mặt Trái Đất.

Phương Dung
18 tháng 10 2020 lúc 19:29

Trái Đất quay quanh trục của mình, vì thế mà các vật chuyển động trên Trái Đất đều chịu hiệu ứng Coriolis.

Ở phía bắc bán cầu, các vật chuyển động có xu hướng vòng sang phải, còn ở nam bán cầu thì vòng trái (nhìn theo chiều chuyển động của vật). Đối với các vật chuyển động dọc theo đường vĩ tuyến (ở Bắc cũng như Nam Bán Cầu) thì hiệu ứng Coriolis không làm lệch hướng chuyển động mà chỉ làm cho vật nặng hơn lên (khi chuyển động về phương Tây), hoặc nhẹ bớt đi (khi chuyển động về phương Đông). Còn đối với các vật rơi tự do thì chúng đều có điểm rơi lệch về phía Đông so với điểm rọi thẳng đứng của nó (bỏ qua ảnh hưởng của gió).

Hiệu ứng Coriolis đối với các dòng gió thổi trên bề mặt Trái Đất, mô phỏng cho trường hợp lý tưởng là các dòng gió không ma sát với nhau.

Hiệu ứng này khó cảm nhận được, do chuyển động quay của Trái Đất rất chậm. Nó chỉ xuất hiện trong các quá trình kéo dài, hoặc tác động vào những vật chuyển động nhanh, hay các vật "tự do" tức là tổng các lực tác động lên nó là nhỏ cỡ độ lớn của lực Coriolis. Sau đây là một vài ví dụ về ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis:

Trên Bắc Bán Cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở Nam Bán Cầu thì vòng trái; Ở trên cả hai bán cầu, bờ Tây các con sông chảy theo hướng Bắc – Nam là chủ yếu và ngược lại bị xói mòn nhiều hơn bờ Đông; Các con sông chảy theo hướng từ Tây sang Đông thường là các con sông lớn hơn các con sông chảy theo hướng ngược lại. Trên thực tế, các con sông lớn có dòng chảy chủ yếu gần song song với xích đạo theo hướng Tây - Đông thường là sông lớn: Sông Dương Tử, Sông Amazon, Sông Danube...

Ví dụ, nếu từ một miền nào đó trên Bắc Bán Cầu có luồng gió bắt đầu thổi về phía Cực Bắc, nghĩa là luồng gió này tiến về những vùng vĩ tuyến có vận tốc dài nhỏ hơn so với nó, do vậy gió thổi tới các miền ở phương Bắc không theo chiều Bắc mà theo chiều Đông-Bắc. Càng xa điểm xuất phát bao nhiêu thì thành phần "phương Đông" càng lớn bấy nhiêu. Đối với người quan sát trên mặt đất thì hiện tượng này trông như thể có một lực nào đấy tác động từ phía Tây về phía Đông. Lực này chính là lực Coriolis.

Hiệu ứng Coriolis phải được để ý tới trong các lĩnh vực như pháo binh, tên lửa đạn đạo (không phải "tên lửa hành trình", vì loại này tự lái tìm mục tiêu), hoa tiêu hàng không, hàng không vũ trụ.

Người đầu tiên đã kiểm chứng bằng thực nghiệm hiệu ứng Coriolis là Léon Foucault, bằng "con lắc Foucault" nổi tiếng của mình.


Các câu hỏi tương tự
Ngô Hoàng Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Kim
Xem chi tiết
NT Thuy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Phú Nguyễn
Xem chi tiết
Yến Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Kim
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết