Văn bản ngữ văn 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Jodie Starling

Trình bày một số điểm khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại theo bảng sau:

Văn học trung đại Văn học hiện đại
Tác giả
Đời sống văn học
Thể loại
Thi pháp

luong nguyen
12 tháng 6 2018 lúc 20:34

a) Giống nhau:

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước

b) Khác nhau:

Văn học hiện đại:

– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

Văn học trung đại:

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…

3. Tổng quan

Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau, mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát triển cho văn học hiện đại.

Đạt Trần
12 tháng 6 2018 lúc 21:56

* giống:
- nội dung: - cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả ( nói lý luận văn học; tp là tiếng nói tư tưởng, tình cảm của tác giả, là đứa con tinh thầm, vậy nên nó luôn chứa đựng ...)
- bao gồm ba nội dung chính nhân đạo ,hiện thực, yêu nước
(phần này nói thật ngắn gọn thôi, lấy dẫn chứng những cặp tác phẩm cùng đề tài ở cả hai giai đoạn. nói rằng tác phẩm a ở vhtđ vs tp b ở vhhđ cùng thể hiện cái này, cái kia...)
- nt: cùng có nhiều thể loại đa dạng
* khác (trọng tâm)
- nội dung: nội dung của văn học hiện đại đa dạng hơn văn học trung đại do có sự bùng nổ của cái tôi cá nhân từ 1930-1945 và sự giác ngộ lý tưởng từ sau cách mạng. Nó không chỉ dùng để tỏ chí, tỏ lòng (vhtđ) mà còn diễn tả nhiều góc khuất, khía cạnh của cuộc sống mà văn học trung đại không hoặc không được phép đề cập tới (bị kìm kẹp). có những tp đôi khi chỉ là một lát cắt rất nhỏ của cuộc sống như tản văn, thứ mà đôi khi bị cho cho là vô nghĩa trong xhpk. vhhđ đi sâu vào diễn tả nội tâm con người, thế giới bên trong,nhìn những giá trị cũ bằng một con mắt và từ một góc nhìn khác
- nghệ thuật:
+ quan điểm nghệ thuật: quan điểm nt ở vhhđ có cái nhìn rộng mở, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi lễ giáo, qui củ. Các tg chủ trương thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách trực tiếp, điều ít thấy ở xhpk (k0 phải k có). - nói qua qua như kiểu phần khái quát ấy
+ vhtđ: 1mang tính ước lệ tượng trưng, có các điển tích điển cố...=> phong cách cổ,cũ, tuân theo cái truyền thống, những cái được định sẵn(khác với vhhđ)
2mang tính qui phạm( tức là qui củ ấy), bó buộc: thể hiện ở các thể loại có vần luật chặt chẽ như thơ đường, thất ngôn tứ tuyệt, hịch, cáo, chiếu, biểu...
3thể loại: các thể loại chặt chẽ như đã nêu trên, các thể loại truyền thống như ca dao, tục ngữ, các dạng văn như lục bát, song thất lục bát=> tạo ra dấu ấn riêng cho vh việt nam
các thể loại văn vần như hịch cáo chiếu biểu cũng mang nhiều quy phạm với câu văn dài, có vần như thơ, đối xứng, có các hình ảnh ước lệ, tượng trưng
+ vhhđ: 1thể loại: đa dạng hơn, có thêm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tuỳ bút... giúp nhà văn tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình
thơ có nhiều phá cách về vần luật, số lượng câu chữ, hình ảnh, nhiều thể thơ mới ra đời, đặc biệt là thơ tự do mang phong cách hoàn toàn mới.
truyện thay đổi về dung lượng( có thể rất ngắn hoặc rất dài), phong cách viết,cách dùng văn. câu văn không còn dài như trước, có các hình ảnh hiện đại ...

Thiên Chỉ Hạc
14 tháng 6 2018 lúc 8:12

KHÁI NIỆM :

a) Văn học trung đại

– Sự ra đời và hình thành phát triển:

+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian

+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)

– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:

+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…

b) Văn học hiện đại

– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng

+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.

+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.

SO SÁNH :

a) Giống nhau:

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước

b) Khác nhau:

Văn học hiện đại:

– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

Văn học trung đại:

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
21 tháng 7 2019 lúc 21:33

1. Văn học trung đại phát triển từ TK X -TK XIX

- Đặc điểm :

+ Chịu ảnh hưởng của các học thuyết : NHO , PHẬT , LÃO -TRANG và văn học cổ TRUNG HOA

+ Thơ văn yêu nước , tính hiện thực , tính nhân đạo

+ Về thi pháp :lối viết ước lệ , sùng cổ , phi ngã

2. Văn học hiện đại phát triển từ TKXX -HẾT TKXX

- Đặc điểm :

+ VỀ TÁC GIẢ : xuất hiện nhiều tác giả chuyên nghiệp lấy việc sáng tác làm nghề nghiệp

+ GIAO LƯU QUỐC TẾ RỘNG LỚN -kế thừa tinh hoa văn học truyền thống và tiếp thu nền văn học hiện đại của thế giới

+ Đời sống văn học sôi nổi năng động : có nhiều công chúng , tác giả ,tác phẩm phát triển chưa từng có

+ Lối viết hiện thực đề cao cá tính sáng tạo phản ảnh xã hội con người phong phú

+ Nổi bật là văn học yêu nước cách mạng

Nguyen
28 tháng 7 2019 lúc 21:52

a) Văn học trung đại

– Sự ra đời và hình thành phát triển:

+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian

+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)

– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:

+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…

b) Văn học hiện đại

– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng

+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.

+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.


Các câu hỏi tương tự
Đặng Nguyệt
Xem chi tiết
Nương Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
Ly Đinh
Xem chi tiết
Phan Thị Xuân HUyên
Xem chi tiết
Trần Thanh Phong
Xem chi tiết
le duc minh vuong
Xem chi tiết
Lê Thị Lan Trinh
Xem chi tiết
Lý Tư Niên
Xem chi tiết