Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Lê Phương Thảo

Trình bày đôi nét về cuộc đời hoạt động của Tôn Trung Sơn và nêu nội dung Học thuyết Tam dân.

Tứ Diệp Thảo My My
16 tháng 10 2017 lúc 20:52

* Tôn Trung Sơn: là một sĩ phu tiến bộ, là một đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản thế giới đầu thế kỉ XX

* Học thuyết Tam dân: bao gồm " Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc" nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.

Hà Phương Trần
26 tháng 10 2018 lúc 15:28

Tôn Trung Sơn – Nhà cách mạng, nhà triết học

Tôn Trung Sơn (1866–1925)

Tôn Trung Sơn sinh năm (1866 - 1925), Quê ở Huyện Hương Sơn, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Tôn Trung Sơn bắt đầu hoạt động chính trị từ những năm 90 thể kỷ XIX. Ông nêu lên cương lĩnh của chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền và dân sinh.

Năm 1911 ông lãnh đạo cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc, đánh đổ sự thống trị 267 năm của nhà Mãn Thanh, kết thúc chỉnh thể phong kiến hơn hai nghìn năm, lập nên nước cộng hòa dân chủ tư sản.

Cuộc đời của Tôn Trung Sơn là một cuộc đời cách mạng. Trải qua gần 40 năm đấu tranh gian khổ, khó khăn, nhiều lần thất bại, ông đã từ chủ nghĩa cải lương chuyển sang chủ nghĩa tam dân cách mạng. Cuối cùng chịu ảnh hường của cách mạng Tháng mười và Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông đã đề ra 3 chính sách lớn: liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông. Tư tưởng của ông hình thành và phát triển trong qúa trình cách mạng. Tuy vậy, ông vẫn dừng lại ở lập trường của người cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản, không vượt lên được lập trường của người cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Oanh
Xem chi tiết
Nguyen Anh
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
nguyen thi thuy le
Xem chi tiết
nguyen thi thuy le
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
Trịnh Long
Xem chi tiết