Bài 4 : Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Truy Đỗ Văn

trình bày đặc điểm vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên khu vực đông nam á

cách tính mật độ dân số? trình bày và giải thích sự phân bó dân cư châu á

trình bày đặc điểm phát triển kinh tế ở khu vực đông á

vì sao mưa ở khu vực Nam Á ko đều?

Kiêm Hùng
25 tháng 12 2018 lúc 20:15

Cách tính mật độ dân số? Lấy số dân chia diện tích

Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế ở khu vực đông á?

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :

- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Vì sao mưa ở khu vực Nam Á không đều?

Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều:
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 14:20

Địa hình: Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh.

Tự nhiên : Do điều kiện địa lý của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lý khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ [2] đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 14:24
Cách tính mật độ dân số : 1 Xác định diện tích. Tìm ra đường ranh giới của khu vực bạn muốn biết mật độ dân số. Nhưng vì sao bạn phải có số liệu này? Có thể bạn muốn biết mật độ dân số của nước mình, của thành phố hay khu dân cư xung quanh, khi đó bạn cần tính được diện tích của khu vực đó theo mét hay kilômét vuông. Rất may là những khu vực như vậy thường đã được người khác đo đạc và khảo sát. Bạn có thể tìm trong số liệu thống kê dân số, từ điển bách khoa toàn thư hay trên internet. Xác định xem khu vực đó có ranh giới đã được xác định chưa. Nếu chưa xác định bạn phải tự mình thực hiện. Ví dụ, một khu dân cư có thể chưa được đưa vào dữ liệu thống kê dân số, khi đó bạn phải tự vẽ ra ranh giới. 2 Xác định số dân. Bạn phải tìm số liệu mới nhất về số người sống trong khu vực này. Bắt đầu bằng việc tìm kiếm trên internet, giả sử chúng ta tìm số dân của thành phố Hồ Chí Minh. Tìm dữ liệu thống kê dân số gần đây nhất để có con số tương đối chính xác. Nếu muốn tìm số dân của một quốc gia thì cuốn CIA World Factbook cho số liệu chính xác nhất.[1] Nếu muốn tính mật độ dân số cho một khu vực chưa từng được ghi nhận thì bạn phải tự mình đếm số người ở đó. Ví dụ như số người trong một khu đô thị thông thường hay số lượng chó đang sống trong khu phố nơi bạn ở. Cố gắng tìm số liệu chính xác nhất có thể.[2] 3 Cân đối dữ liệu. Nếu bạn định so sánh hai khu vực với nhau thì các con số phải dùng chung đơn vị đo. Ví dụ, một nước có diện tích theo dặm vuông và nước còn lại theo km vuông, bạn phải đổi diện tích của chúng ra cùng đơn vị là dặm hay km vuông.[3]
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 14:28

Dân cư chấu á phân bố không đồng đều .
-Tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu thuận lợi : ở lưu vực các con sông lớn ,gần biển để thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh tế ,trao đổi trao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
VD: Trung quốc , ấn độ,các nước đông nam á............
-Ngược lại ở những vùng nằm sâu trong nội địa dân số ít dần do điều kiện tự nhiên không thuận lợi

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 14:30

Kinh tế châu á : Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như châu Phi, châu Âu, châu Mỹ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa rất gần gũi với nhau.
Bảng 13.1. Dân số các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 2002 (triệu người)
Trung Quốc
Nhật Bản
CHDCND Triều Tiên
Hàn Quốc
Đài Loan
1288,0
127,4
23,2
48,4
22,5
Nguồn : Niên giám thống kê 2002. NXB Thống kê, Hà Nội, 2003.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
16 tháng 8 2019 lúc 14:32

Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều:
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu

Diệu Huyền
16 tháng 8 2019 lúc 14:35

a) Địa hình

Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông.

Phần hải đảo là nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Vùng đất liền và thềm lục địa của khu vực chứa nhiều tài nguyên quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đổng, than đá, khí đốt, dầu mỏ...

b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan

Gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam. vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi vé vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đóng Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển. thường gây nhiều thiệt hại về người và của.

Các sông ở đảo thường ngắn và có chế độ nước điều hòa.

Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, do đó dân cư tập trung đông đúc, làng mạc trù phú.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm thường xanh phát triển trên phần lớn diện tích của Đông Nam Á. Chỉ có một số nơi trên bán đảo Trung Ấn lượng mưa dưới l000 mm/năm, có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.

Diệu Huyền
16 tháng 8 2019 lúc 14:36

a) Địa hình

Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông.

Phần hải đảo là nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Vùng đất liền và thềm lục địa của khu vực chứa nhiều tài nguyên quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đổng, than đá, khí đốt, dầu mỏ...

b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan

Gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam. vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi vé vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đóng Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển. thường gây nhiều thiệt hại về người và của.

Các sông ở đảo thường ngắn và có chế độ nước điều hòa.

Các đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc trồng lúa nước, do đó dân cư tập trung đông đúc, làng mạc trù phú.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm thường xanh phát triển trên phần lớn diện tích của Đông Nam Á. Chỉ có một số nơi trên bán đảo Trung Ấn lượng mưa dưới l000 mm/năm, có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.


Các câu hỏi tương tự
Chien Hong Pham
Xem chi tiết
Hưng Lê Viết
Xem chi tiết
Aki Akira
Xem chi tiết
Thu Nguyễn Thị Cao
Xem chi tiết
Lê Lan Nguyệt
Xem chi tiết
Hà Phước Sơn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết