Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hoang quocdung

trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài "Bánh trôi nước"

Vu Tịch Huyền
13 tháng 11 2019 lúc 20:38

Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương, bà là một nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm thơ Nôm được lưu truyền tới tận ngày nay. Bà viết rất nhiều những đề tài sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam trong thời kì phong kiến. Trong đó bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ.

Hồ Xuân Hương đã rất tinh tế, khéo kéo thể hiện sự cá tính của mình khi chọn hình ảnh bánh trôi nước làm trung tâm và là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Câu thơ trên ta đã thấy rõ được hình ảnh của chiếc bánh trôi nước về cả hình dáng lẫn màu sắc. Đây là một loại bánh dân giã và quen thuộc đối với nhân dân ta. Từ “Thân em” vừa mang sự gần gũi lại chính là lời giới thiệu về bản thân, “vừa trắng lại vừa tròn”, vẻ đẹp ấy giống với một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu, “khuôn trăng đầy đặn”, rất điềm đạm và đầy sức sống.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Hai từ “nổi” và “chìm” vừa là hình ảnh của những chiếc bánh trôi khi được đun nấu, lại vừa thể hiện cho cuộc đời của người phụ nữ. Nó gợi nhắc lên hình ảnh về sự bấp bênh, trôi nổi vô định của cuộc đời người phụ nữ. Các số từ “ba”, “bảy” chính là số đếm cho những long đong, lận đận và sóng gió mà người phụ nữ phải trải qua trong cuộc đời. Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không được tôn trọng, không có vị trí nào trong xã hội. Họ bị áp bức, bóc lột, nhưng chẳng dám kêu ai và cũng chẳn kêu được ai vì dù có than đi chăng nữa cũng chẳng ai thấu, ai hiểu cho nỗi lòng của họ. Chính vì vậy mà họ đành phó mặc số phận và cuộc đời cho xã hội đầy bất công ấy:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Từ “mặc” ấy thể hiện một sự phó mặc đến não nề, bất cần, ta có thể nhận ra một chút chống cự nhưng rất yếu đuối ở chính từ “mặc” ấy. Chính Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ kiên cường, không chịu khuất phục nên thơ của bà cũng mang phong cách như vậy. Và bà đã đã khẳng định rằng, dù cho có bị chà đạp, bóc lột nhưng tâm hồn của người phụ nữ Việt vẫn luôn son sắt, cao đẹp:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Dù cho cuộc đời và số phận có bạc bẽo, nghiệt ngã và bất công với họ như thế nào thì trong họ vẫn luôn ý thức và gìn giữ sự son sắt thủy chung của mình. Hồ Xuân Hương đã ca ngợi những phẩm chất cao đẹp và đáng trân trọng của người phụ nữ Việt. Một vẻ đẹp không chỉ về nhan sắc mà còn về tâm hồn, tam hồn thuẩn khiết và tấm lòng son không thể bị phai mờ.

Tác giả Hồ Xuân Hương với tài năng và nỗi lòng của mình, thông qua lối nói ẩn dụ độc đáo đã mang tới cho người đọc cái nhìn về một xã hội phong kiến thối nát, bất công. Thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội ấy và những phẩm chất cao đẹp của họ. Dù cho có chịu sự đè nén áp bức và phũ phàng nhưng họ vẫn giữ được trái tim thủy chung son sắt – một vẻ đẹp trường tồn đáng được trân trọng và giữ giữ tới muôn đời sau.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
13 tháng 11 2019 lúc 20:39

Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương, bà là một nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm thơ Nôm được lưu truyền tới tận ngày nay. Bà viết rất nhiều những đề tài sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam trong thời kì phong kiến. Trong đó bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ.

Hồ Xuân Hương đã rất tinh tế, khéo kéo thể hiện sự cá tính của mình khi chọn hình ảnh bánh trôi nước làm trung tâm và là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Câu thơ trên ta đã thấy rõ được hình ảnh của chiếc bánh trôi nước về cả hình dáng lẫn màu sắc. Đây là một loại bánh dân giã và quen thuộc đối với nhân dân ta. Từ “Thân em” vừa mang sự gần gũi lại chính là lời giới thiệu về bản thân, “vừa trắng lại vừa tròn”, vẻ đẹp ấy giống với một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu, “khuôn trăng đầy đặn”, rất điềm đạm và đầy sức sống.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Hai từ “nổi” và “chìm” vừa là hình ảnh của những chiếc bánh trôi khi được đun nấu, lại vừa thể hiện cho cuộc đời của người phụ nữ. Nó gợi nhắc lên hình ảnh về sự bấp bênh, trôi nổi vô định của cuộc đời người phụ nữ. Các số từ “ba”, “bảy” chính là số đếm cho những long đong, lận đận và sóng gió mà người phụ nữ phải trải qua trong cuộc đời. Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không được tôn trọng, không có vị trí nào trong xã hội. Họ bị áp bức, bóc lột, nhưng chẳng dám kêu ai và cũng chẳn kêu được ai vì dù có than đi chăng nữa cũng chẳng ai thấu, ai hiểu cho nỗi lòng của họ. Chính vì vậy mà họ đành phó mặc số phận và cuộc đời cho xã hội đầy bất công ấy:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Từ “mặc” ấy thể hiện một sự phó mặc đến não nề, bất cần, ta có thể nhận ra một chút chống cự nhưng rất yếu đuối ở chính từ “mặc” ấy. Chính Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ kiên cường, không chịu khuất phục nên thơ của bà cũng mang phong cách như vậy. Và bà đã đã khẳng định rằng, dù cho có bị chà đạp, bóc lột nhưng tâm hồn của người phụ nữ Việt vẫn luôn son sắt, cao đẹp:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Dù cho cuộc đời và số phận có bạc bẽo, nghiệt ngã và bất công với họ như thế nào thì trong họ vẫn luôn ý thức và gìn giữ sự son sắt thủy chung của mình. Hồ Xuân Hương đã ca ngợi những phẩm chất cao đẹp và đáng trân trọng của người phụ nữ Việt. Một vẻ đẹp không chỉ về nhan sắc mà còn về tâm hồn, tam hồn thuẩn khiết và tấm lòng son không thể bị phai mờ.

Tác giả Hồ Xuân Hương với tài năng và nỗi lòng của mình, thông qua lối nói ẩn dụ độc đáo đã mang tới cho người đọc cái nhìn về một xã hội phong kiến thối nát, bất công. Thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội ấy và những phẩm chất cao đẹp của họ. Dù cho có chịu sự đè nén áp bức và phũ phàng nhưng họ vẫn giữ được trái tim thủy chung son sắt – một vẻ đẹp trường tồn đáng được trân trọng và giữ giữ tới muôn đời sau.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trọng Phúc
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Đinh Quang hiệp
Xem chi tiết
Đoàn Thị Diễm My
Xem chi tiết
nguyễn minh trang
Xem chi tiết
Thuwie
Xem chi tiết
Đinh Gia Kiệt
Xem chi tiết
Đoàn Thị Diễm My
Xem chi tiết
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết