Văn bản ngữ văn 8

Hồ Kiều Trang

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau (bằng 1 đoạn văn diễn dịch, khoảng 10-12 câu, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép , gạch chân dưới câu ghép đó ) :
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe ",
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng .
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ .

nguyen minh ngoc
21 tháng 1 2018 lúc 16:33

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Kafu Chino
Xem chi tiết
Trần Trang Bt
Xem chi tiết
Vũ Thu Hiền
Xem chi tiết
Mai Vũ
Xem chi tiết
Lil Học Giỏi
Xem chi tiết
Công chúa vui vẻ
Xem chi tiết
Đinh Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
Linh Hoàng
Xem chi tiết