Nói về những chú bé đã hy sinh cho dân tộc, ai chẳng nhớ đến Lượm-chú bé liên lạc. Đó cũng là bài thơ hay của Tố Hữu. Trong bài thơ, đoạn thơ mà tôi ấn tượng và xúc động nhất chính là:"Cháu nằm trên lúa/Tay nắm chặt bông/ Lúa thơm mùi sữa/ Hồn bay giữa đồng". Mở đầu đoạn thơ tác giả đã miêu tả lại hoàn cảnh chú bé Lượm hy sinh, đó là lúc em đang nằm giữa cánh đồng, giữa những bông lúa vàng tươi. Tiếp theo, chi tiết khiến ai cũng không cản nổi lòng mình, "Tay nắm chặt bông" , lúc hy sinh em vẫn níu lấy bông lúa như níu lấy quê hương, xứ sở. Thật cảm động! Lúa trên cánh đồng còn non nên vẫn mơn mớn mùi sữa thơm như thể em-chú bé Lượm vẫn còn nhỏ. Lượm đã ra đi nhưng hình ảnh em vẫn còn mãi trong quê hương, còn mãi trong đất nước. Lượm là một tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Bài làm
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùa sữa
Hồn bay giữa đồng
- Cảm nhận : Bao quanh lượm bây giờ là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thêm như mùi sữa mẹ . Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng , thanh thản . Câu thơ : " Hồn bay giữa đồng " khẳng định tinh thần bất tử của Lượm . Lượm đã chết cho "Quê Hương xứ xở"
Gợi ý :
- Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn
- Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình.
- Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước.
- Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ
+ Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật.
Trình bày cảm nhận của em khi đọc khổ thơ sau bằng 1 đoạn văn có sử dụng cụm động từ, cụm danh từ:
Cháu nằm lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng ( Lượm - Tố Hữu )