Bài 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Sách Giáo Khoa

Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Linh Nguyễn
1 tháng 4 2017 lúc 21:49

- Vận động theo phương thẳng đứng:
+ Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm, trên một diện tích lớn làm cho bộ phận này của lục địa được nàng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.
+ Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra. biểu hiện là một số khu vực đang được nâng lên như vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống.
- Vận động theo phương nằm ngang: làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
+ Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp.
+ Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương cần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng, địa hào, địa luỹ.

Bình luận (0)
Hà An
1 tháng 4 2017 lúc 21:50

- Vận động theo phương thẳng đứng:
+ Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm, trên một diện tích lớn làm cho bộ phận này của lục địa được nàng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.
+ Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra. biểu hiện là một số khu vực đang được nâng lên như vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống.
- Vận động theo phương nằm ngang: làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
+ Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp.
+ Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương cần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng, địa hào, địa luỹ.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 22:35

Có hai vận động kiến tạo:

- Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống): Vận động này xảy ra rất chậm và trên diện tích lớn. Nó làm cho bộ phận này cùa lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biến tiến, biền thoái.

- Vận động theo phương nằm ngang: Vận động này làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp hình thành các miên núi uốn nếp và hiện tượng đứt gãy hình thành hẻm vực, thung lũng, các địa hào, địa lũy...

Bình luận (0)
Thanh Hòa Trần
15 tháng 9 2019 lúc 20:18

-Vận động theo phương thẳng đứng:

Vận động cùa vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng còn gọi là nâng lên hạ xuống diễn ra trên một diện tích rộng lớn, rất chậm sinh ra hiện tượng biển tiến hoặc biển thoái.

-Vận động theo phương nằm ngang:

*Hiện tượng uốn nếp:

+Là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Do lực nén ép theo phương nằm ngang.

+Dưới tác động của quá trình ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ trở thành miền núi uốn nếp.

*Hiện tượng đứt gãy:

+Là vận động kiến tạo theo phương nằm ngang ở những vùng đá cứng. Các lớp đá bị đứt gãy chuyển dịch theo hướng ngược chiều nhau.

+Bộ phận được trồi lên gọi là địa lũy, bộ phận được sụt xuống gọi là địa hào.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thinh Hoang
Xem chi tiết
nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
trần tuyết đỏ
Xem chi tiết
Ngọc hân
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Phạm Dung
Xem chi tiết
Love Music Nightcore
Xem chi tiết