Tiếng Việt

Trần Minh Hiếu

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho t giật mình.

a/ Hãy nêu các bên pháp tu từ và tác dung của chúng.

b/ Hãy giải thích nghĩa của câu thơ trên.

Thảo Phương
18 tháng 12 2019 lúc 18:14

Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huong San
19 tháng 12 2019 lúc 8:32

a/ Biện pháp tu từ nhân hóa ánh trăng-''im phăng phắc''

=> Trăng nhắc nhở con người trong im lặng, cái im lặng ấy làm cho con người ta giật mình, thức tỉnh được lương tâm, cái giật mình bừng tỉnh ấy là một biến thái tinh vi của một tâm hồn đang ăn năn, hối hận.

b/ Thà rằng trăng cất lời trách móc hay ẩn mình sau đám mây nào đó, có lẽ lòng kẻ vô tình kia đỡ ân hận. Nhưng không, trăng lặng im không nói, cái lặng im làm “ta giật mình”. Nếu như người đọc đã từng giật mình như một phản xạ thì đến đây có lẽ sẽ cảm nhận được cái giật mình của lương tâm. Vẫn biết rằng vầng trăng trên kia khi ta chưa sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn, khi ta tồn tại hay sau này ta có thành cát bụi thì trăng vẫn cứ khuyết lại tròn vậy thôi. Nhưng chính cái giật mình thức tỉnh đáng trân trọng của tác giả khiến lòng ta cảm động. Một sự thức tỉnh đầy ý nghĩa. Có người sẽ hỏi rằng nếu không mất điện liệu nhà thơ có được sự thức tỉnh ấy không? Một lần nữa xin đừng “mổ xẻ” câu chữ, hãy gượng nhẹ mà đón lấy niềm tâm sự sâu kín của thi nhân. Nguyễn Duy đã diễn tả rất thành công những biến thái tinh vi của một tâm hồn trong quá trình ăn năn,hối hận.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
18 tháng 12 2019 lúc 15:45

Mình là người phàm trần.Không thể làm đc câu hỏi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Duyên
18 tháng 12 2019 lúc 15:47

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

-NT:nhân hóa "ánh trăng..mình''➝là một sự nhắc nhở,nghiêm khắc.Cái im lặng ấy đã khiến con người tìm lại chính mình '' đủ cho ta giật mình''.

-''giật mình'' ở đây là cái giật mình hướng thiện để hoàn thiện bản thân để sống tốt đẹp hơn,nghĩa tình hơn.

-Là lời nhắc nhở cho mọi người về lối sống ân nghĩa,thủy chung với quá khứ,về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"

⇒Lời nhắc nhở trong bài thơ chính là bài học cho tất cả mọi người,mọi thế hệ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Minh
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn
Xem chi tiết
Alice
Xem chi tiết
Diệu Hoàng
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
My Trương
Xem chi tiết
Hương Đỗ
Xem chi tiết
Duyên Lương
Xem chi tiết