TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?
A. Đưa cuộn dây dẫn điện kín lại gần nam châm
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây
C. Cho cuộn dây dẫn điện kín quay trong từ trường của một nam châm điện
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín
Câu 2: trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang giảm mà tăng
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà tăng hơn nữa
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà giảm
D. Trường hợp A và B đúng
Câu 3: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6 V và 3 V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Số vòng của cuộn thứ cấp tương ứng là:
A. 109 vòng và 54 vòng
B. 100 vòng và 50 vòng
C. 110 vòng và 55 vòng
D. 120 vòng và 60 vòng
Câu 4: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A'B' ngược chiều cao bằng vật AB. Điều nào sau đây đúng nhất ?
A. OA = 2f
B. OA = f
C. OA > f
D. OA < f
Câu 5: Một tờ giấy được chiếu ánh sáng trắng có màu đỏ, chiếu ánh sáng xanh có màu đen. Vậy chiếu ánh sáng đỏ có màu gì ?
A. Màu đỏ
B. Màu trắng
C. Màu xanh
D. Màu vàng
Câu 6: 3 bạn Thanh, Minh, Loan có đặc điểm mắt như sau: Loan nhìn rõ các vật cách mắt 1 mét trở lại, Minh nhìn rõ các vật cách mắt từ 25 cm trở ra, Thanh nhìn rõ được các vật từ 50 cm trở vào,ngoài ra nhìn rõ
A. Thanh : viễn thị,Minh: bình thường, Loan: cận thị
B. Thanh: cận thị, Minh: bình thường, Loan: viễn thị
C. Thanh: cận thị, Minh: Viễn Thị, Loan: bình thường
D. Thanh: bình thường, Minh: Viễn Thị, Loan: cận thị
Câu 7: Một kính lúp có độ bội giác G = 10. Tiêu cự của kính lúp bằng bao nhiêu ? Muốn quan sát vật, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
A. Tiêu cự 2,5 cm, phải đặt vật gần hơn 2,5 cm
B. Tiêu cự 5 cm, phải đặt vật xa hơn 5 cm
C. Tiêu cự 10 cm, phải đặt vật xa hơn 10 cm
D. Tiêu cự 2,5 cm, phải đặt vật xa hơn 2,5 cm
Câu 8: Một học sinh cao 1,5m đứng cách máy ảnh 3m, từ vật kính đến phim là 5cm. Chiều cao của học sinh trên phim là
A. 3cm
B. 2,5cm
C. 1,5cm
D. 0,5cm
Câu 9: Máy biến thế hoạt động khi dòng điện đưa vào cuộn dây sơ cấp là dòng điện
A. Có cường độ lớn
B. Xoay chiều
C. Xoay chiều hay 1 chiều đều được
D. Một chiều
Câu 10: tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc chiều dòng điện
A. Tác dụng từ
B. Tác dụng quang
C. Tác dụng nhiệt
D. Tác dụng sinh lý
Câu 11: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 100 cm trở lại mắt này có tật gì và phải đeo kính nào
A. Mắt cận thị, đeo thấu kính phân kì
B. Mắt lão, đeo thấu kính phân kì
C. Mắt lão, đeo thấu kính hội tụ
D. Mắt cận thị, đeo thấu kính hội tụ
Câu 12: Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là
A. 0 độ
B. 30 độ
C. 60 độ
D. 90 độ
Câu 14: Một người cận thị không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50 cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu
A. 60 cm
B. 50 cm
C. 40 cm
D. 30 cm
Phần tự luận
Câu 1: Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 4000 V. Muốn tải điện năng đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 40000 V
a, Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ nào? b,Cuộn dây nào mắc vào hai cực của máy phát điện? tại sao?
Câu 2: Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 160 cm, đặt cách máy 4 m. Sau khi tráng ảnh thì thấy ảnh cao 4 cm. Hãy tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh
Phần trắc nghiệm:
1.C
2.B
3.A
4.A
5.A
6.B
7.A
8.B
9.B
10.A
11.D
12.A
13.???
14.B
Phần tự luận:
1.
a) Ta phải dùng máy tăng thế và tỉ lệ \(\frac{N_1}{N_2}\)=\(\frac{1}{10}\)
b) Cuộn dây sơ cấp phải được mắc vs 2 cực của máy phát điện vì cuộn thứ cấp là cuộn cho dòng điện đã được tăng HĐT đi ra và được truyền tải đi.
--mih làm theo ý của mih nha [sẽ có chỗ sai trong bài :))]