Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Hằng

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Lập bảng so sánh để phân biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.

Câu 2: Vì sao nói văn bản "chiếu dời đô" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?

Câu 3: Tại sao lại nói VB:" Nước Đại Việt ta" là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc?

Linh Phương
25 tháng 6 2017 lúc 14:38

Câu 1:

Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại
- thường được thể hiện bằng những thể văn cổ của phong kiến: Chiếu, hịch, cáo, tấu,... với những cách diến đạt và ngôn ngữ riêng của những vấn đề đó.
- Có nhiều từ ngữ cổ: nhiều hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng dùng nhiều điển tích, điển cố...
- Mang đậm dấu ấn tư tưởng trung đại.
- văn nghị luận hiện đại là một thể văn ( thể nghị luận) trong văn xuôi hiện đại, chứ không thành các thể văn một cách ròi như văn nghị luận trung đại.
- thoát li khỏi những hình ảnh ước lệ, khuôn mẫu trong câu chữ: tạo được cách hành văn giản dị, câu văn gần với lối nói hằng ngày.
- thoát khỏi những tư tưởng cổ điển, hướng tới những tư tưởng mới của thời đại.

Câu 2: Câu hỏi của BICH HOA DUONG - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

Thảo Phương
25 tháng 6 2017 lúc 21:39

Câu 1:

Nghị luận trung đại Nghị luận hiện đại

-Văn sử triết bất phân

-Khuôn vào những thể loại riêng:chiếu,hịch, cáo, tấu,... vs kết cấu , bố cục riêng

-In đậm thế giới quan của con người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ,..

-Dùng nhiều điển tích trung đại , điển cổ,hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng

-Ko có những đặc điểm trên

-Sử dụng trong nhiều thể loại văn xuôi hiện đại : Tiểu thuyết luận đề, phóng sự- chính luận, tuyên ngôn ,..

-Cách viết dản dị, câu văn gắn vs lời ns thường , gắn vs đời sống thực

-Thoát nhưng tư tưởng cô điển theo tư tưởng hiện đại

Đạt Trần
25 tháng 6 2017 lúc 22:04

Câu 2:

Ý chí tự cường của 1 dân tộc đang trên đà lớn mạnh . Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng chứng tỏ triều đình đủ khả năng chấm dứt nạn PK cát cứ , thế và lực sánh ngang phương Bắc . Định đô ở Thăng Long là thể hiện nguyện vọng của Nhân dân thu giang sơn về 1 mối , xây dụng đất nước độc lập tự cường

Đạt Trần
25 tháng 6 2017 lúc 23:19

Câu 3:

-Nhân nghĩa gắn liền vs chủ quyền dân tộc , vì có bảo vệ đc đât nước mới bảo vệ đc ND , mới thực hiện được nghĩa vụ cao cả là yên dân

-Nền văn hiến lâu đời , có cương vực lãnh thổ,phong tục tập quán,lịch sử riêng ,chế độ riêng "Núi sông..." ;"phong tục"; " Từ Triệu..." ;" Cửa..."

\(\rightarrow\)Nguyễn Trãi đã phát biểu 1 cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc

*Đất nước có độc lập ,chủ quyền là có nền văn hiến, có lãnh thổ, phong tục, LS, chế độ riêng. Đó là yếu tố că bản nhất của 1 quốc gia dân tộc

\(\rightarrow\) Nguyễn Trãi đã ý thức đc văn hiến và truyền thống LS . Đó là thực tế ,tồn tại vs chân lý khách quan khi kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định

*So vs thời lý , quan niệm về quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó

Bình Trần Thị
25 tháng 6 2017 lúc 19:01

2.Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Hai triều Đinh, Lê trước đó thế và lực chưa đủ mạnh nên đã phải dựa vào vùng núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Đến triều Lí dời đô từ vùng núi ra vùng đồng bằng chứng tỏ thế và lực đã mạnh, có thể sánh ngang hàng với phương Bắc. Định đô ở Thăng Long - trung tâm đất nước là thực hiện nguyện vọng của nhũn dân xây dựng một quốc gia độc lập, tự cường.

Lưu Ngọc Hải Đông
25 tháng 6 2017 lúc 20:39

Câu 2: Vì dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất nông chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng với phương Bắc. Định đô ờ Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường

Bình Trần Thị
25 tháng 6 2017 lúc 19:03

3.Người anh hùng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo với cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật. Cảm hứng chính trị để làm nên bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai sau Nam quốc sơn hà  Lý Thường Kiệt. Cảm hứng nghệ thuật để làm nên một kiệt tác văn chương. Hai cảm hứng ấy hoà quyện làm một trong Bình Ngô đại cáo như góp phần khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và nêu cao ý nghĩa chiến thắng.

Với một dân tộc, độc lập chủ quyền là cái gốc của dân tộc, là nền của quốc gia. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi khẳng định nền thái bình của dân tộc một cách rất sâu sắc. Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh đất nước hoàn chỉnh:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Quay trở lại với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời


Ta thấy được việc phân chia lãnh thổ trong quan niệm của Lý Thường Kiệt dựa vào thiên mệnh. Trái lại, trong quan niệm của Nguyễn Trãi, việc phân chia lãnh thổ lại dựa vào nhân định. Không chỉ tự hào về chủ quyền lãnh thổ, nhà văn còn tự hào về phong tục tập quán và truyền thống lịch sử của dân tộc:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương


Trong câu văn, tác giả đã đưa ra các hình ảnh tương đương. Một bên là "Triệu, Đinh, Lý, Trần", bên kia là "Hán, Đường, Tống, Nguyên". Đặt các triều đại ở vị trí song song, Nguyễn Trãi đã khẳng định sự to lớn, lớn lao của dân tộc ta. Nhà thơ tự hào, kiêu hãnh về đất nước mình sánh ngang với cường quốc Trung Hoa. Trung Hoa có bao nhiêu triều đại thì Đại Việt có bấy nhiêu triều đại. Trung Hoa lớn mạnh thì Đại Việt cũng lớn mạnh. Vì sao Đại Việt ta tuy diện tích nhỏ bé, người cũng không đông, lại lớn mạnh sánh ngang với các cường quốc phương Bắc? Phải chăng là do: "... Hào kiệt đời nào cũng có"?

Quả đúng như vậy, làm nên một dân tộc anh hùng chính bởi những con người anh hùng. Những bậc anh hùng ấy như những vị thần mang hạnh phúc đến cho muôn dân:

Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Kiền khôn bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt hối mà lại minh


Giọng điệu đoạn văn có vẻ trầm lắng hơn, chậm rãi hơn, thể hiện tâm trạng ôn tồn, tâm sự thư thái của tác giả. Sau bao cuộc chiến đấu vất vả, hiểm nguy, con người lại trở về với cảnh thái bình. Câu văn thể hiện sự chiêm nghiệm của tác giả về hiện thực đất nước. Nó như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của con người. Cụm từ "từ đây" vừa chỉ thời gian, vừa chỉ không gian. Một cuộc đời mới, một trang sử mới được mở ra cho dân tộc. Xã tắc ấy, giang sơn ấy bắt đầu một cuộc tái sinh vĩ đại. Nhà văn đã mượn quy luật vĩnh hằng của tạo hoá để nói đến nền độc lập tất yếu của dân tộc. "Càn khôn", "nhật nguyệt" là hình ảnh của vũ trụ. So sánh nền độc lập dân tộc, tư thế làm chủ của con người với hình ảnh "càn khôn", "nhật nguyệt" để làm nổi bật sức sống muôn đời của dân tộc ấy, dân tộc Đại Việt. Nguyễn Trãi đã đưa ra lời tuyên bố hùng hồn về độc lập của dân tộc: dân tộc Đại Việt tất yếu giành lại hoà bình. Nền độc lập của ta là một chân lý vĩnh hằng, một quy luật tất yếu.

Quân dân ta với một tấm lòng yêu nước tha thiết, với ý chí quyết chiến quyết thắng đã chiến đấu hết mình. Tinh thần ấy đã được đền đắp bằng những chiến công vô cùng vẻ vang:

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay


Đoạn văn có giọng văn nhanh, mạnh, hào hùng, nghe như bước chân con người ra trận. Nguyễn Trãi miêu tả diễn biến các trận đánh hay chính miêu tả khí thế hào hùng như vũ bão của dân tộc. Bằng một loạt các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, tăng tiến, đối lập ta thấy được cái tài của Nguyễn Trãi là làm cho các trận đánh như đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ta như thấy một sự đối lập giữa quân ta và quân địch: quân ta càng đánh càng thắng; kẻ địch càng đánh càng thua, càng thất bại nặng nề. Một loạt các địa danh, tên các trận đánh, tên các tướng giặc bại trận góp phần làm cho đoạn văn giàu tính thời sự, Nguyễn Trãi đã khắc hoạ trước mắt ta một bức tranh hoành tráng. Có thể nói, lịch sử xa xưa dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi như được sống lại. Những chiến công oai hùng ấy được nhà văn cắt nghĩa rất rõ:

Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng
ngầm giúp đỡ mới được như vậy


Ta như tự hào trước những chiến thắng vẻ vang ấy. Nhà văn khẳng định: chiến thắng được làm nên bởi chính nỗi đau thương mất mát của dân tộc. Chiến thắng được tạo dựng bởi lòng căm thù giặc sâu sắc, bởi ý chí quyết chiến quyết thắng. Không chỉ vậy, chiến thắng còn được tạo dựng bởi chính lịch sử truyền thống của ông cha ta. Qua đây ta càng hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nó đưa người đọc về đạo lý nhân nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Bình Ngô đại cáo xứng đáng là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc. Qua bài cáo, ta càng thêm khâm phục người anh hùng Nguyễn Trãi và tự hào sâu sắc về nền độc lập và truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc mình. Nguyễn Trãi không còn nữa nhưng hình ảnh của ông và áng văn chương bất hủ Bình Ngô đại cáo vẫn luôn sống mãi trong trái tim bạn đọc.

Đến hôm nay, đọc lại Bình Ngô đại cáo ta vẫn thấy vô cùng tự hào. Bài cáo như tiếng trống ngân vang muôn đời kêu gọi, thức tỉnh thế hệ thanh niên, học sinh ở mọi thời đại hãy đoàn kết cùng nhau giữ nền độc lập muôn đời. Mỗi chúng ta hãy nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".


Các câu hỏi tương tự
Lương Khánh Lợi
Xem chi tiết
Nam Nguyễn
Xem chi tiết
pandie
Xem chi tiết
Vũ Lương
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
anh hoang
Xem chi tiết
Lê Thị Mộng Thùy
Xem chi tiết
Võ Như Huỳnh
Xem chi tiết
tien pham
Xem chi tiết