1. Thời tiết và khí hậu
* Khái niệm:
- Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.
* So sánh thời tiết và khí hậu:
- Giống nhau: Đều là các hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể
- Khác nhau:
+ Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn. Phạm vi nhỏ, hay thay đổi.
+ Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật.Phạm vi rộng và ổn định.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
* Khái niệm nhiệt độ không khí: Là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.
* Cách đo nhiệt độ không khí
- Dụng cụ: nhiệt kế.
- Phương pháp:
+ Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m
+ Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)
+ Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.
Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25ºC, 37ºC, 34ºC. Vậy nhiệt độ trung bình là:
Nhiệt độ TB = (25 + 37+34): 3 = 32ºC.
- Một số công thức tính nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo
+ Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày
+ Nhiệt độ trung bình năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12
3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí
a. Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển
- Nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau. → Khí hậu lục địa, và khí hậu đại dương
- Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
- Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về cực.
- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.