Bài 17: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta rất đa dạng và đang góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến ở nước ta là gì? Mỗi hình thức có đặc điểm thế nào?

Nguyễn  Việt Dũng
22 tháng 3 lúc 2:27

Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến ở nước ta:
1. Điểm công nghiệp:

-Đặc điểm:
+ Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm một, hai hoặc ba xí nghiệp phân bố ở nơi có nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông lâm, thủy sản đồng nhất với một điểm dân cư.
+ Quy mô nhỏ, thường từ 5 đến 20 ha.
+ Ngành nghề chủ yếu: chế biến nông lâm, thủy sản, khai thác khoáng sản.
2. Khu công nghiệp tập trung:

- Đặc điểm:
+ Là khu vực đất đai có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
+ Quy mô lớn, thường từ 50 ha đến hàng nghìn ha.
+ Ngành nghề đa dạng, bao gồm: công nghiệp chế biến, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp điện tử...
3. Trung tâm công nghiệp:

- Đặc điểm:
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.
+ Bao gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.
+ Quy mô lớn, có thể lên đến hàng chục nghìn ha.
+ Ngành nghề đa dạng, có trình độ công nghệ cao.
4. Vùng công nghiệp:

- Đặc điểm:
+ Là khu vực có diện tích rộng lớn, bao gồm nhiều trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, điểm công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp khác.
+ Có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp trong vùng.
+ Quy mô rất lớn, có thể lên đến hàng triệu ha.
+ Ngành nghề đa dạng, có trình độ công nghệ cao.