1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII
Từ cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất. Nội chiến giữa các thế lực phong kiến diễn ra liên tiếp.=>Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém liên miên. Đời sống nhân dân khổ cực -> nổi dậy dấu tranh.
Nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại. Nhân dân hai Đàng đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Các giống lúa mới đưa vào sản xuất đem lại năng suất cao, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các loại cây: sắn, khoai, ngô, bông…và cây ăn quả đều phát triển. Việc đắp đê, đào sông, làm thủy lợi được trú trọng. Đây cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến.2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao ( đúc đồng, dệt, gốm …) Một số nghề mới xuất hiện : khắc, in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, tranh sơn mài. Khai mỏ: một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng trong và Đàng ngoài Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều Ở các đô thị thợ thủ công lập các phường hội.3. Sự phát triển của thương nghiệp
Nội thương : Ngày càng phát triển Chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi Làng buôn và các trung tâm buôn bán. Buôn bán giữa các vùng, miền phát triển. Ngoại thương : phát triển mạnh Thuyền buôn các nước đến nước ta buôn bán ngày càng tấp nập. Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá cửa hàng buôn bán lâu dài.Chúc bạn học tốt!
Tình hình kinh tế:
* Nông nghiệp:
- Đàng Ngoài: Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng. Ruộng đất bị bỏ hoang⇒⇒đời sống nhân dân cực khổ, phải đi phiêu tán khắp nơi.
- Đàng Trong: Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà nước ra sức khuyến khích khai khẩn đất hoang lập làng, ấp ⇒⇒đời sống nhân dân dần đi vào ổn định, hình thành một số địa chủ lớn.
* Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
-Thủ công:phát triển đa dạng, xuất hiện thêm nhiều làng nghề nghề thủ công.
-Thương nghiệp: được mở rộng, đô thị xuất hiện. Các thương nhân nước ngoài thường xuyên trao đổi với nước ta. Nhưng đến thế kỉ XVIII, các đô thị suy tàn dần.
Tình hình văn hóa:
- Tôn giáo: Nho giáo được đề cao. Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi. Thiên Chúa Giáo du nhập vào nước ta.
- Chữ Quốc Ngữ ra đời.
- Chữ Hán chiếm ưu thế, chữ Nôm phát triển mạnh.
-Văn học dân gian phát triển phong phú.
-Nghệ thuật dân gian và nghệ thuật sân khấu phát triển đa dạng.