Cách 1: Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ châu chấu trưởng thành. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi áp dụng.
Cách 2: Gieo trồng và cấy hạt sớm hơn thời gian cũ. Bởi vì châu chấu chỉ phát triển theo mùa, gieo trông sớm giúp cây cối cao lớn và già hơn trước khi bị châu chấu gặm nhắm. Nhìn chung châu chấu không thích gặm nhắm những cây cao lớn và già.
Cách 3: Đặt đồ ăn mồi và bẫy để bắt châu chấu. Những loại đồ ăn mồi này thường bán ở các cửa hàng cây giống và dụng cụ vườn tược. Mồi thường là cám, sẽ cám dỗ châu chấu dính bẫy, sau đó bạn có thể loại trừ chúng đi.
Cách 4: Thả giun tròn trong vườn nhà bạn. Giun tròn có bán sẵn tại các cửa hàng cung cấp vườn. Châu chấu thường phát triển vào giữa mùa xuân, nếu nuôi giun tròn vào đầu mùa xuân chúng sẽ diệt hết ấu trùng châu chấu.
Cách 5: Mua và nuôi những loại vật ăn châu chấu như gà, vịt, ếch, cóc…thu hút các loài chim thích ăn châu chấu tới vườn nhà bạn, ngay cả mèo cũng rất thích châu chấu.
Cách 6: Nuôi trồng hàng rào rau mùi khắp chu vi khu đất bạn vì châu chấu rất ghét rau mùi.
Đây chính là những thứ bạn cần! Good Job for the test.
Các biện pháp diệt trừ châu chấu:
-Hạn chế sử dụng thuốc hoá học nên sử thuốc thảo mộc,...
bít mỗi câu này
Vào khoảng các tháng 6, 7, 8 ở các tỉnh Đông Nam bộ thường xảy ra dịch cào cào phá hại cây cối mùa màng, nặng nhất là trên bắp. Xin cho biết đặc điểm gây hại và cách phòng trừ hiệu quả đối với loại dịch hại này ?
Cào cào (còn gọi là châu chấu) có nhiều loài gây hại cây như châu chấu lúa, châu chấu voi, châu chấu tre, châu chấu mía… Loại châu chấu thường xuất hiện ở các tỉnh miền Đông Nam bộ (ĐNB) là châu chấu sống lưng vàng, tên khoa học Patanga succinta. Đặc điểm hình thái nổi bật là từ đỉnh đầu đến mảnh lưng ngực trước có một vệt sọc vàng rất rõ.
Châu chấu trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ dưới đất, trung bình mỗi ổ có100 - 150 trứng, ổ nằm sâu dưới mặt đất khoảng 6 - 8 cm. Thời gian trứng kéo dài 30 - 40 ngày mới nở thành châu chấu non. Sau khi nở, châu chấu non quần tụ quanh ổ trứng, vài giờ sau thì phân tán đi ăn phá cây. Châu chấu non có 7 tuổi, tuổi 1 và 2 thường chậm chạp, ẩn trong các đám cỏ, từ tuổi 3 trở lên hoạt động mạnh và di chuyển lên để tấn công các cây cao hơn. Thời gian châu chấu non kéo dài 65 - 75 ngày. Khi trưởng thành, sức ăn phá rất mạnh và di chuyển xa thành từng đàn. Một con trưởng thành chỉ trong một ngày đêm có thể ăn hết 15 - 25 cm2 lá bắp (tức là bằng 1 lá bắp ở giai đoạn đang sinh trưởng). Đã có lúc, từng đàn châu chấu khổng lồ bất ngờ tấn công mọi loài cây cỏ để lại nhiều vùng xơ xác hoang tàn sau khi chúng đi qua.
Theo dõi ở vùng ĐNB từ năm 1993 đến nay, nhận thấy châu chấu non xuất hiện từ tháng 4 khi có những trận mưa đầu mùa giúp trứng nở, kéo dài tới tháng 9 - 10. Còn châu chấu trưởng thành xuất hiện từ tháng 6, mật độ cao và phá hại mạnh nhất vào tháng 8 - 9. Thời gian châu chấu trưởng thành sống và phá hại khá dài (khoảng 5 - 6 tháng).
Châu chấu trưởng thành đẻ trứng nhiều trên vùng đất đỏ xốp và ẩm không xới xáo thường xuyên, nhất là nơi có diện tích đồng cỏ nhiều. Ở miền ĐNB, trứng nở rộ vào tháng 5 - 6 là thời gian bắt đầu mùa mưa, năm nào mưa sớm trứng nở sớm, dù đẻ sớm hay muộn trứng chỉ nở khi có mưa, đất đủ ẩm. Cây bắp là thức ăn ưa thích nhất, sau đó là mía. Hàng năm châu chấu phát sinh gây hại nhiều ở các vùng trồng bắp và mía của Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh. Châu chấu cũng có nhiều loài thiên địch ký sinh, nhất là nấm. Để phòng trừ châu chấu có hiệu quả, cần kết hợp nhiều biện pháp mà trong đó quan trọng nhất là các biện pháp làm đất để diệt trứng, sử dụng đất hợp lý, không để đất có thời gian hoang hóa lâu, cày ải phơi đất và xới xáo thường xuyên, dọn cỏ trong ruộng và khu vực xung quanh. Ngoài ra, ở những khu vực thường xảy ra dịch châu chấu, nên tiến hành bắt châu chấu trưởng thành ở quanh nhà vào tháng 3 - 4 trước khi châu chấu bay ra ruộng đẻ trứng.
Dùng thuốc hóa học để diệt châu chấu cũng rất cần thiết và có hiệu quả, nhất là khi châu chấu phát sinh nhiều. Kinh nghiệm thực tế những năm qua cho thấy hỗn hợp thuốc Lân hữu cơ và Cúc tổng hợp có hiệu quả cao nhất: Bà con có thể tự pha trộn hoặc dùng các thuốc đã hỗn hợp sẵn như Dragon, Fenbis, Sherzol… Ngoài ra, cũng có thể dùng một số thuốc khác như Gà Nòi, Pyrinex, Sagosuper… Để kết hợp bảo vệ thiên địch, có thể dùng các chế phẩm nấm Metarhizium cũng có hiệu quả tốt.
Cần lưu ý là khi châu chấu trưởng thành phát sinh với mật độ cao trên diện rộng thì việc phun thuốc diệt trừ đòi hỏi phải làm đồng loạt, rất tốn công sức và chi phí. Tốt nhất nên theo dõi phát hiện châu chấu non xuất hiện vào đầu mùa mưa rồi dùng thuốc trừ ngay thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Ngoài việc phun thuốc, nhiều nơi bà con có kinh nghiệm dùng hạt bắp xâu thành chuỗi nhúng vào dung dịch thuốc pha lẫn rỉ đường treo rải rác trong vườn để làm bả diệt châu chấu, hiệu quả cũng khá tốt.